KCN Long Thành, Đường số 1, Xã Tam An, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
blog

Quy trình thi công sơn chống cháy 60, 90, 120 phút cho kết cấu thép

    Sơn chống cháy ngày càng được biết đến rộng rãi và được ứng dụng nhiều nhờ vào khả năng bảo vệ cho kết cấu thép và làm giảm các thiệt hại về tài sản. 

    Tuy vậy, quy trình thi công sơn chống cháy KCC 60, 90, 120 phút cho kết cấu thép cũng vô cùng khắc khe và đòi hỏi nhiều yếu tố. Cùng KCC Paint nắm các bước trong quy trình thi công để tiến hành sơn chống cháy được dễ dàng hơn nhé.

    quy trinh thi cong son chong chay

    Hình 1. Sơn chống cháy kết cấu thép là gì?

    Thế nào là sơn chống cháy cho kết cấu thép?

    Sơn chống cháy cho kết cấu thép là loại sơn được dùng để phủ lên trên bề mặt kim loại với khả năng cảm nhiệt vô cùng tốt, khi tiếp xúc với lửa sơn sẽ tự động tăng độ dày màng sơn lên nhiều lần nhằm tạo bức tường ngăn chặn nhiệt độ của ngọn lửa tiếp xúc với bề mặt kết cấu thép, đồng thời sản sinh ra các khí không bắt lửa và không gây độc hại. Thời gian bảo vệ kết cấu thép từ 60, 90, 120 phút tùy thuộc vào độ dày màng sơn.

    Sơn chống cháy có cấu tạo chủ yếu từ nhựa Acrylic, vỏ trấu và một số loại phụ gia chuyên dụng khác. Bên cạnh đó thì lớp sơn phủ và sơn lót của sơn chống cháy có cấu tạo từ nhựa Epoxy hoặc nhựa Alkyd tùy thuộc vào hãng sơn.

    Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy cho kết cấu thép.

    Sơn chống cháy cho kết cấu thép có khả năng ngăn chặn sự lan truyền của ngọn lửa, giảm nhiệt lượng truyền tải của lửa khi tiếp xúc với bề mặt sơn từ giảm đến mức tối thiểu thiệt hại về tài sản và con người, khung thép không bị biến dạng làm đổ sập kết cấu.

    Cơ chế hoạt động chung của sơn chống cháy cho kết cấu thép:

    - Khi xảy ra hỏa hoạn, sơn chống cháy cho kết cấu thép sẽ xảy ra phản ứng và tạo ra chất Acid Phosphoric ở nhiệt độ 150.

    - Nhiệt độ 300°C, sơn chống cháy sinh ra các chất khí không bắt lửa, và các lớp phồng rộp có tác dụng cách nhiệt bảo vệ kết cấu thép.

    - Khi nhiệt độ lên 500°C, sơn chống cháy tạo thành một lớp trương phồng, xốp bám trên bề mặt kết cấu thép.

    - Nhiệt độ đạt đến 1000°C, sơn được giãn nở ra đến mức tối đa, giữ lại khí CO2 và ngăn sự tác động của lửa đến kết cấu thép.

    Màng sơn sẽ phồng, nở khi gặp nhiệt độ cao, sự kết hợp này có tác dụng làm cho quá trình chống cháy dài hơn từ 3 - 4 giờ, bảo vệ các kết cấu thép bên trong lớp sơn không bị biến dạng và sụp đổ kết cấu khi nhiệt độ lên tới 1000°C đủ thời gian cho xe cứu hỏa tới dập lửa.

    Vì vậy nếu xảy ra cháy nổ thì có thể tăng khả năng chịu nhiệt của kết cấu thép, kéo dài thời gian an toàn lên tới 3 đến 4 giờ khi có hỏa hoạn để chờ lực lượng phòng cháy tới xử lý.

    thi cong son chong chay

    Hình 2. Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy cho kết cấu thép.

    Quy trình thi công sơn chống cháy cho kết cấu thép

    Bước 1: Xử lý bề mặt khung sắt thép kim loại

    Loại bỏ màng sơn cũ, bụi, dầu mỡ và các chất bẩn khác ra khỏi bề mặt khung kim loại bằng máy phun cát hoặc phun bi. Đây là bước rất quan trọng để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như tuổi thọ của lớp sơn.

    Bước 2: Phun lớp sơn chống rỉ phù hợp

    Sơn kim loại được chia làm 2 loại: sơn mạ kẽm và sơn không mạ kẽm. Phun lớp sơn chống rỉ phải đảm bảo độ dày màng sơn từ 50µm – 80µm và thời gian khô chạm tay khoảng 30 phút.

    Bước 3: Thi công sơn chống cháy cho kết cấu thép

    Thời gian chống cháy

    Độ dày màng sơn lớp 1

    Số lớp sơn cần thi công

    Thời gian cho lớp sơn kế tiếp

    Độ dày hoàn thiện

    Định mức hoàn thiện

    45 phút

     

     

     

     

     

    60 phút

     

     

     

     

     

    90 phút

     

     

     

     

     

    120 phút

     

     

     

     

     

    150 phút

     

     

     

     

     

    Bước 4: Hoàn thiện lớp sơn phủ màu

    Đây được xem là lớp sơn cần thiết để hoàn thiện và tạo tính thẩm mỹ cho màng sơn, vì lớp sơn chống cháy chỉ có tác dụng bảo vệ kết cấu thép chứ không thể dùng làm lớp sơn trang trí. Lớp sơn phủ thường có độ dày từ 40µm – 50µm.

    Bước 5:  Tiến hành nghiệm thu công trình

    Sử dụng dụng cụ đo độ dày để kiểm tra độ dày lớp sơn xem đã đạt tiêu chuẩn hay chưa, bề mặt của lớp sơn phải láng mịn và không có các dị tật trên lớp sơn.

    thi cong son chong chay

    Hình 3. Quy trình thi công sơn chống cháy cho kết cấu thép.

    (* Quy trình thi công trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quy trình thực tế cần phụ thuộc vào điều kiện môi trường và các yếu tố khác của khu vực thi công)

    Các loại sơn chống cháy của KCC Paint

    - Sơn chống cháy Firemask SQ-2500/Firemask SQ-2300 là lớp sơn giữa trong sơn chống cháy dung môi để chống cháy cho các nhà máy hoặc cơ sở có kết cấu bằng thép và xử lý các vật liệu dễ cháy.

    Sử dụng làm lớp sơn trung tính dùng trong sơn chống cháy để chống cháy cho các nhà máy hoặc cơ sở có kết cấu thép.

    - Sơn chống cháy Firemask SQ-250V là lớp sơn giữa chống cháy sinh ra từ dung môi để chống cháy cho các nhà máy hoặc cơ sở có kết cấu thép thi công và xử lý vật liệu dễ cháy.

    Sơn chống cháy Firemask SQ-250V là lớp áo giữa trong sơn chống cháy bảo vệ các nhà máy hoặc cơ sở có kết cấu thép.

    thi cong son chong chay

    Hình 4. Các loại sơn chống cháy của KCC Paint

    Vì sao phải thi công sơn chống cháy cho kết cấu thép?

    Thép là vật liệu xây dựng cứng và chắc, được sử dụng trong các tòa, nhà xưởng. Tuy nhiên, thép có thể mất khả năng chịu tải nặng chỉ vài phút sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao nếu không được bảo vệ.

    Trong một đám cháy, chỉ mất vài phút để thép không được bảo vệ đạt đến nhiệt độ hư hỏng quan trọng là 550ºC, lúc đó nó mất khả năng chịu tải trọng lớn, dẫn đến sụp đổ kết cấu. Trên thực tế, sự mất sức bền đã bắt đầu ở 300ºC, đó là lý do tại sao bạn cần sơn chống cháy cho thép.

    Các bộ phận kết cấu thép không được sơn chống cháy chỉ đảm bảo giới hạn chịu lửa (GHCL) R15 (RE15, RE115).

    Nhà có bậc chịu lửa I, II, III thì bộ phận chịu lực của nhà phải có GHCL tối thiểu tương ứng là R120, R90, R45, do vậy đối với nhà sử dụng kết cấu thép (cột chịu lực, dầm, sàn) cần xem xét thi công sơn chống cháy để đảm bảo yêu cầu về GHCL cho kết cấu này phù hợp với bậc chịu lửa (BCL) của nhà.

    KCC Paint gửi tới bạn đọc quy trình thi công sơn chống cháy với đầy đủ 5 bước tiêu chuẩn như trên. Một loại sơn chống cháy với thời gian chống cháy khác nhau sẽ có các quy định thi công và kiểm định khác nhau, nắm rõ quy trình này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đó.

    Bạn muốn mua sơn chống cháy nhưng không nắm rõ quy trình thi công của từng loại, chưa tìm được cho mình một hãng sơn có thể cung cấp đầy đủ giấy tờ kiểm nghiệm chống cháy. Đừng lo lắng hãy gọi ngay đến KCC Paint đội ngũ nhân viên của KCC Paint sẽ tư vấn, báo giá tốt nhất.

    Tại sao nên chọn mua sơn thương hiệu KCC Paint

    Công Ty TNHH KCC Việt Nam, thuộc tập đoàn hóa chất KCC Corporation là thương hiệu sơn công nghiệp số 1 tại Hàn Quốc. Hiện đang có hơn 13 nhà máy tại Hàn Quốc và hơn 12 nhà máy và chi nhánh trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

    KCC Việt Nam tự hào là thương hiệu sơn công nghiệp với hơn 30 năm kinh nghiệm hoạt động tại thị trường Việt Nam và được hơn 60% các nhà thầu tin dùng cho công trình trên khắp cả nước.

    Sản phẩm của Công Ty TNHH KCC Việt Nam bao gồm sơn công nghiệp, sơn chống cháy, sơn chống thấm, sơn hàng hải và giàn khoan, sơn container, sơn ô tô, sơn tole, sơn trang trí, sơn Epoxy và keo silicone. 

    Sơn KCC Paint sản xuất theo quy trình ISO-9001, ISO-14001 và đạt được hầu hết các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và chống ăn mòn.

    Hãy chọn mua sơn tại Website https://kccvietnam.com để được tư vấn và đảm bảo về chất lượng tốt nhất hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0944.233.733.

    GỌI NGAY CHAT ZALO YÊU VẦU TƯ VẤN