Sơn công nghiệp là thuật ngữ viết tắt của tất cả các loại sơn sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp. Có độ bền cao hơn nhiều so với các loại sơn thường khác và đa dạng tính năng, bề mặt ứng dụng hơn. KCC Paint sẽ giới thiệu cho bạn chi tiết trong bài viết dưới đây.
Hình 1. Sơn công nghiệp là gì?
Sơn công nghiệp là gì?
Sơn công nghiệp (Industrial Coating) là loại sơn chứa các gốc thành phần chủ yếu là nhựa như: epoxy, polyurethane, polyurea, acrylic, alkyd.
Chúng giúp bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt vật liệu được thi công như: kim loại, kết cấu thép, sắt thép, nền bê tông, gỗ, gạch men,...
Với đặc tính dẻo, độ cứng cao, khả năng bám dính tốt sơn công nghiệp có khả năng chống chịu cao trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ cao, độ ẩm nhiều, hóa chất, axit ăn mòn mà các dòng sơn khác không đáp ứng được.
Ứng dụng thường thấy của sơn công nghiệp
Ngày nay sơn công nghiệp được sử dụng ở đa dạng lĩnh vực:
- Ứng dụng nhiều trong việc sản xuất đồ gỗ công nghiệp như acrylic, gỗ MDF đều sử dụng sơn công nghiệp để phủ.
- Sơn công nghiệp ô tô, tàu biển và hàng không vũ trụ không chỉ đòi hỏi về màu sắc và tính thẩm mỹ mà còn phải chịu được áp lực làm việc ở môi trường có nhiều biển đổi như nền nhiệt, muối biển,...Sơn công nghiệp được nghiên cứu và ra đời với khả năng cao vượt trội về nhiều khả năng mà các dòng sơn thường không thể làm được.
- Sử dụng cho các công trình ngoài trời như sơn ngoại thất cho các tòa nhà, cầu đường, giàn khoan dầu,...sơn công nghiệp đáp ứng tốt khả năng chịu tác động trực tiếp từ các hiện tượng thiên nhiên và tác động của con người bảo vệ bề mặt một cách chắc chắn.
- Bề mặt sàn bê tông đòi hỏi khả năng chịu tải, chịu bền cao. Sơn công nghiệp cung cấp cho sàn bê tông khả năng chống thấm nước, chịu tải trọng tốt và tránh hiện tượng kiềm hóa thường gặp của xi măng.
- Sơn cho kết cấu thép, sắt thép. Chúng có độ bền cao nhưng khả năng chịu nhiệt thấm, khi gặp nhiệt độ cao như hỏa hoạn, cháy nổ sắt thép sẽ bắt đầu không còn giữ nguyên được kết cấu của nó, làm đổ sụp. Sơn công nghiệp có khả năng chống cháy là phương pháp tối ưu nhất để bảo vệ bề mặt kim loại.
Trên đây là các ứng dụng chung và được sử dụng nhiều nhất của sơn công nghiệp, bảo vệ bề mặt vật liệu trong nhiều môi trường và điều kiện thời tiết khác nhau.
Các loại sơn công nghiệp phổ biến hiện nay
Để đáp ứng nhu cầu và mục đích sử dụng của người dùng cho nên các loại sơn công nghiệp cũng ngày càng đa dạng đặc tính kỹ thuật như:
Sơn chống cháy kết cấu thép
Sơn chống cháy cho kết cấu thép alf một sản phẩm đặc biệt, được sử dụng và cấp phép đưa vào sử dụng dựa vào giấy kiểm định. Đây là loại sơn công nghiệp có tầm ảnh hưởng to lớn và quan trọng.
Để có thể hoàn thành một công trình nhà máy, nhà xưởng, xí nghiệp, trung tâm thương mại,...thì đều bắt buộc phải thi công sơn chống cháy cho kết cấu thép. Khả năng tự trương phồng của sơn khi có nguồn nhiệt cao tác động giúp bảo vệ kết cấu của công trình, kéo dài thời gian cho lực lượng chống cháy, hạn chế mức thấp nhất các thiệt hại về người và cửa.
Hình 2. Sơn chống cháy kết cấu thép
Sơn epoxy sàn bê tông
Đối với những khu vực có lượng xe ra vào lớn, tải trọng cao và cần một bề mặt dễ vệ sinh lau chùi, chịu tải trọng thì sơn epoxy là một lựa chọn tuyệt vời.
Sơn epoxy cho sàn bê tông với nhiều khả năng như: chống thấm, kháng khuẩn, kháng hóa chất, chống tĩnh điện,...Đặc biệt thích hợp sử dụng cho sàn công nghiệp, yêu cầu cao về phòng sạch.
Hình 3. Sơn epoxy nền bê tông
Sơn tĩnh điện
Khác biệt nhất trong hệ thống sơn công nghiệp chính là sơn tĩnh điện. Với cấu tạo sơn dạng bột, đóng rắn bằng hiện tượng tĩnh điện tác động giữa súng phun bột sơn với bề mặt vật liệu tạo ra một lớp sơn có bộ bám dính cao, độc đáo, cho ra những màu sắc lạ mắt. Dùng trong sơn công nghiệp cho ô tô, các sản phẩm dân dụng khác.
Với khả năng thu hồi sơn, tái sử dụng tốt nên loại sơn này còn giúp tiết kiệm chi phí và tuổi thọ của sơn cũng lâu hơn.
Hình 4. Sơn tĩnh điện
Sơn dầu Alkyd
Sơn dầu công nghiệp giúp chống rỉ sét trên kim loại, kết cấu thép, mái tôn rất hiệu quả, cho nên được ứng dụng để sơn cho sắt thép xây dựng nhà tiền chế, nhà máy, nhà xưởng hoặc lắp đặt ở các vị trí điều kiện thời tiết khắc nghiệt như ngoài khơi.
Hình 5. Sơn dầu Alkyd
Sơn chịu nhiệt
Dùng trong các thiết bị thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao giúp tăng tuổi thọ và độ bền cho các thiết bị như: lò vi sóng, lò hơi công nghiệp, bô xe, lò nướng,...Sản phẩm sơn công nghiệp chịu nhiệt mang đến cho vật liệu một lớp cách nhiệt tốt nhất để vật liệu có thể làm việc tốt trong thời gian dài.
Hình 6. Sơn chịu nhiệt
Sơn tàu biển
Tàu biển có 2 loại: tàu gỗ & tàu sắt. Với môi trường hoạt động liên tục trong nước biển và các sinh vật biển gây hại như hà biển thì việc sơn công nghiệp tàu biển là cần thiết và quan trọng, vừa giúp chống lại hiện tượng muối hóa gây ăn mòn vừa chống lại các sinh vật biển gây hại cho tàu thuyền, đặc biệt là khu vực đáy thuyền và mạn thuyền.
Hình 7. Sơn tàu biển
Sự đa dạng của sơn công nghiệp và ứng dụng của chúng trải dài trong nhiều lĩnh vực là minh chứng cho sức ảnh hưởng của loại vật liệu này trong ngành xây dựng. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết thêm nhiều dòng sơn nói riêng trong sơn công nghiệp nói chung.