Chống thấm nhà vệ sinh là cần thiết để ngăn nước thấm từ sàn và tường vì nhà vệ sinh là nơi sử dụng, tiếp xúc thường xuyên trong môi trường nước.
Khi sơn phòng tắm, điều quan trọng là sử dụng đúng loại sơn do độ ẩm mà sơn phải chịu đựng.
Vì lý do này, nhiều chủ nhà tìm kiếm một loại sơn chống thấm cho phòng tắm, nhưng bạn nên sử dụng loại sơn nào & những gì bạn cần xem xét? Cùng đọc trong bài viết dưới đây của KCC Paint nhé.
Hình 1. Các phương pháp chống thấm nhà vệ sinh
Thi công chống thấm bằng Sika Latex
Sika Latex là một loại nhũ tương poly-butadiene có khả năng làm nâng cao chất lượng của xi măng, cát để làm vữa xây trát chống thấm, cán sàn, sửa chữa bề mặt bê tông giúp giảm co ngót, nứt bê tông.
Loại nhũ tương này hoàn toàn không độc hại cho nên rất phù hợp để sử dụng trong sinh hoạt.
- Tăng kết dính, giảm co ngót.
- Khả năng chống thấm hiệu quả.
- Kháng mòn hóa chất.
- Tăng tính đàn hồi, chống vết nứt.
- Dùng để dặm vá, trám trét cho những nơi cần hoàn thiện mỏng.
- Làm chất kết dính cho lớp vữa trát.
- Không độc hại, không chuyển hóa lại thành dạng nhũ tương ngay cả trong môi trường có tính kiềm cao.
- Thích hợp cho các lớp vữa xi măng tiếp xúc với nước uống.
Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika Latex
Bước 1: Chuẩn bị nhà
Làm sạch bề mặt nhà vệ sinh, không bụi bẩn, không dầu mỡ. Bề mặt hút nước phải được bảo hòa toàn bộ nhưng không để nước đọng lại.
Bước 2: Tạo độ ẩm bề mặt
Sử dụng cọ lăn nước lên bề mặt tạo độ ẩm cho bề mặt.
Bước 3: Tiến hành chống thấm nhà vệ sinh
Trộn đều 2 thành phần theo tỉ lệ 1:1:4 (1 lít sika latex: 1 lít nước: 4kg bột xi măng) trộn đều bằng máy khuấy từ 3 đến 5 phút
Dùng chổi hoặc cọ quét phủ đều chất chống thấm lên bề mặt ít nhất 2 lớp (độ dày từ 1-2mm) chờ 2 đến 3 tiếng để đảm bảo đã khô hẳn.
(Phần hồ dầu kết nối trên có thể sử dụng được cho 4m2)
Hình 2. Thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng SIka Latex
Chống thấm bằng chất chống thấm KOVA
Chất chống thấm cao cấp KOVA CT-11A Plus Sàn có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước, thích hợp cho các công trình như tầng hầm, bể nước, bể bơi, sân thượng, nền nhà, bờ tường, sê nô, sàn nhà vệ sinh, v.v…
- Bảo vệ sàn hoàn hảo, ngăn nước thấm vào bề mặt.
- Liên kết cực tốt với bê tông, vữa xi măng.
- Chịu mài mòn, chịu nước mặn, kháng kiềm cao.
- Độ bền rất cao trên 15 năm.
- Không chứa chì, thủy ngân và các hóa chất độc hại khác, an toàn với người thi công và sử dụng.
Hướng dẫn thi công chống thấm KOVA
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Bề mặt cũ phải cạo bỏ dầu mỡ, rêu mốc, các lớp sơn cũ, bụi phấn và các lớp xi măng đã bị phong hóa.
Bề mặt vữa xi măng, bê tông mới phải đạt đủ mác và không bong tróc, đối với sàn, cần để kết cấu vữa xi măng ổn định (tối thiểu 21 ngày). Sau đó mới tiến hành sơn Chất chống thấm cao cấp KOVA CT-11A Plus Sàn.
Làm ẩm bề mặt trước khi thi công để chất chống thấm cao cấp KOVA CT-11A Plus Sàn bám dính tốt.
Bước 2: Pha trộn hỗn hợp chống thấm KOVA
1kg xi măng: 0.5lít nước: 1kg chất chống thấm cao cấp KOVA CT-11A Plus Sàn.
Trộn kỹ trước hỗn hợp xi măng và nước. Sau đó trộn đều hỗn hợp xi măng và nước với Chất chống thấm cao cấp KOVA CT-11A Plus Sàn. Hỗn hợp sau khi pha trộn phải được sử dụng hết trong vòng 1 tiếng, dung đến đâu trộn đến đó.
Bước 3: Thi công chất chống thấm
Thi công lên bề mặt 2-3 lớp hỗn hợp CT-11A, mỗi lớp cách nhau 6-8 tiếng. Để bề mặt khô ít nhất 5 ngày trước khi thi công các công tác khác.
Hình 3. Chống thấm bằng chất chống thấm KOVA
Sử dụng sơn chống thấm KCC Paint
Sơn chống thấm KCC là loại sơn 2 thành phần, gốc polyurethane chống thấm với độ bám dính và co giãn cao lên tới 400%, có khả năng che lấp các vết nứt trên bề mặt.
Đây là loại sơn gốc dầu có khả năng chống thấm thuận hoặc chống thấm ngược tùy vào mục đích của người dùng.
So với các phương pháp chống thấm khác, thì chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn là một phương pháp đơn giản, dễ thi công nhưng mang lại hiệu năng chống thấm cao.
- Sơn gốc polyurethane đem đến một màng sơn có độ dày tốt, màu sắc lên chuẩn và bền màu.
- Khả năng che phủ, chống thấm vượt trội hơn các loại sơn gốc nước thông thường.
- Sử dụng được cho nhiều khu vực, những nơi có độ ẩm cao.
- Chống thấm nước, tăng tuổi thọ bề mặt nền, chống rêu mốc tốt.
- Độ co giãn lên đến 400% giúp che lấp các vết nứt trên bề mặt.
Tìm hiểu thêm về: https://kccvietnam.com/son-chong-tham-sporthane-non-exposure-wtr
Thi công sơn chống thấm không lộ thiên Sporthane Non-Exposure WTR
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Vệ sinh thật kỹ toàn bộ bề mặt nhà vệ sinh cần chống thấm để đảm bảo loại bỏ sạch bụi bẩn, tạp chất có trên bề mặt.
Không thi công lớp phủ trừ khi bê tông đã được bảo dưỡng ít nhất 28 ngày ở 20℃/68℉ và dưới 80% R.H hoặc tương đương. Độ ẩm của bề mặt phải dưới 6%. Bề mặt không được có vữa. Điều này có thể được thực hiện bằng kỹ thuật hoàn thiện, phun mài, mài, v.v.
Bước 2: Thi công sơn chống thấm
Tiến hành thi công lớp sơn lót cho bề mặt nhà vệ sinh đã được xử lý.
Lớp sơn lót này giúp bảo vệ bề mặt nền, tăng khả năng liên kết bám dính cho bề mặt và sơn phủ chống thấm. Thi công từ 1 - 2 lớp sơn lót.
Đợi sau khi lớp sơn lót khô hoàn toàn thì tiếng hành thi công lớp sơn chống thấm.
Khuyến nghị độ dày màng sơn khô dày từ 2 - 3mm.
Hình 4. Sử dụng sơn chống thấm KCC không lộ thiên
Sử dụng màng chống thấm Bitum
Màng chống thấm bitum, còn được gọi là màng chống thấm mỏ neo bitum (màng bitum), là một loại màng chống thấm cứng được làm từ nhựa bitum. Đây là một vật liệu phổ biến trong ngành xây dựng để bảo vệ khỏi thẩm thấu nước.
Màng chống thấm bitum thường có cấu trúc gồm hai lớp: một lớp nhựa bitum và một lớp chất bảo vệ bề mặt, chẳng hạn như lớp tấm nhựa polyester hoặc polyethylene. Lớp nhựa bitum là lớp chống thấm chính, trong khi lớp bảo vệ bề mặt giúp bảo vệ màng khỏi tổn thương do tác động cơ học và tia UV.
- Khả năng chống thấm tốt, độ bền cao.
- Chịu được tác động của các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, tia cực tím và hóa chất.
- Linh hoạt và dễ dàng thi công trên các bề mặt như bê tông, kim loại và gỗ.
- Màng chống thấm bitum thường được sử dụng trong các ứng dụng xây dựng như mái nhà, sàn, tường, nhà vệ sinh, hồ chứa nước, nhà xưởng và các công trình dân dụng, công nghiệp khác.
Các bước sử dụng màng chống thấm bitum
Bước 1: Lựa chọn loại màng chống thấm bitum phù hợp
Chọn loại màng chống thấm bitum phù hợp với yêu cầu của nhà vệ sinh. Có nhiều loại màng bitum khác nhau trên thị trường với độ dày và tính năng khác nhau, vì vậy hãy tìm hiểu và chọn màng phù hợp với nhu cầu của bạn.
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt
Đầu tiên, làm sạch và chuẩn bị bề mặt của nhà vệ sinh. Loại bỏ mọi vật liệu lạ, bụi bẩn và chất cặn trên bề mặt. Nếu có vết nứt hoặc hư hỏng, sửa chữa chúng trước khi tiến hành lắp đặt màng chống thấm.
Bước 3: Cắt và lắp đặt màng chống thấm
Đo và cắt màng chống thấm bitum theo kích thước và hình dạng của nhà vệ sinh. Đảm bảo rằng màng chống thấm che phủ toàn bộ các vùng có tiếp xúc với nước, bao gồm sàn, tường và góc cạnh.
Bước 4: Gắn màng chống thấm
Sử dụng keo chống thấm đặc biệt hoặc keo bitum để gắn màng chống thấm bitum lên bề mặt của nhà vệ sinh. Đảm bảo rằng màng được căng và căn chỉnh chính xác để tránh tạo ra những khe hở hoặc lỗ hổng.
Bước 5: Nối mạch màng
Nếu cần thiết, nối mạch các mảnh màng chống thấm bitum với nhau. Sử dụng keo bitum và lò xo nối hoặc sử dụng lửa để nối mạch màng. Đảm bảo việc nối mạch đủ chắc chắn và không có khe hở.
Sau đó kiểm tra kỹ lưỡng màng chống thấm sau khi lắp đặt. Xem xét bất kỳ lỗ hổng, vết nứt hoặc khu vực không được che phủ và xử lý nhanh chóng.
Đưa vào sử dụng khi đã hoàn thiện.
Hình 5. Sử dụng màng chống thấm Bitum
Quét nhựa đường chống thấm nhà vệ sinh
Nhựa đường, hay còn được gọi là asphalt, là một vật liệu sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng và bảo trì đường giao thông.
Đây là một hỗn hợp của chất kết dính, gốc nhựa (bitum), và các hạt nhựa đường (thường là các hạt khoáng). Nhựa đường có tính chất nhựa dẻo và khả năng chống thấm nước.
- Khả năng chống thấm nước, bảo vệ cơ sở hạ tầng khỏi sự xâm nhập của nước.
- Gia tăng độ bền và tuổi thọ của bề mặt.
- Chịu tải trọng và giảm ma sát
Hướng dẫn quét nhựa đường chống thấm cho nhà vệ sinh
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Bề mặt cần được làm sạch, khô ráo và không có bất kỳ vết nứt hoặc lỗ hổng nào. Loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, hoặc chất cặn khác trên bề mặt.
Bước 2: Áp dụng lớp nhựa đường lên bề mặt
Sử dụng máy quét nhựa hoặc công cụ tương tự, áp dụng lớp nhựa đường lỏng lên bề mặt. Quét nhựa đường từ một điểm bắt đầu và di chuyển qua toàn bộ bề mặt. Đảm bảo lớp nhựa đường được phủ đều và mỏng.
Để cho lớp nhựa đường khô tự nhiên và hoàn toàn đông cứng. Thời gian cần thiết để khô và đông cứng có thể phụ thuộc vào loại nhựa đường và điều kiện môi trường.
Hình 6. Quét nhựa đường chống thấm cho nhà vệ sinh
Thi công lưới thủy tinh chống thấm nhà vệ sinh
Lưới chống thấm hay còn gọi là lưới thủy tinh (glass mesh)là sản phẩm được dệt thành từ các sợi thủy tinh.
Loại lưới này có tính chịu kiềm cao do thành phần chủ yếu là silicate, tính ổn định hóa học cao. Được tạo ra bởi phương pháp sản xuất đặc thù dệt thành và ngâm qua với dung dịch chống oxy hóa, chất tăng cường chịu nhiệt cao.
Sử dụng chống nứt, chống thấm dột trong các công trình xây dựng, bảo ôn tường cả mặt trong và mặt ngoài.
- Khả năng kháng oxy hóa (kiềm) cao.
- Không lão hóa, dẻo dai, chịu lực căng tốt.
Cách thi công lưới thủy tinh chống thấm
Bước 1: Chọn loại lưới thủy tinh phù hợp
Phụ thuộc vào từng hạng mục công trình yêu cầu và độ dày lớp vữa tô dày hay mỏng mà chọn loại lưới sợi to hay sợi nhỏ, dày hay mỏng,...
Lưới dày có định lượng lớn sử dụng cho hạng mục có lớp vữa hoàn thiện dày, còn ngược lại lưới thủy tinh có định lượng nhỏ sử dụng cho hạng mục có lớp vữa hoàn thiện mỏng.
Bước 2: Tạo bề mặt thi công
Làm sạch các vị trí thi công lưới thủy tinh như tường vách, sàn nhà.
Đảm bảo vị trí thi công cần được làm bằng, phẳng, đối với những vị trí nhấp nhô, gập ghềnh thì cần phải đục tỉa sang bằng.
Bước 3: Áp dụng lớp lót hồ mỏng
Khi đã hoàn tất công đoạn chuẩn bị bề mặt, tiếp theo bạn cần trộn một lớp vữa xi măng rồi phủ lên bề mặt với độ dày 3mm, đóng vai trò như lớp lót tạo kết dính và giúp che lấp phần nền gạch thô.
Bước 4: Thi công lớp lưới thủy tinh
Đặt lưới thủy tinh lên bề mặt với phần lưới được nhồi xuống chất kết dính. Dùng tay hoặc công cụ phù hợp để đảm bảo lưới thủy tinh nằm phẳng và không có những vết gập.
Bước 5: Tiến hành cán vữa hoàn thiện
Sau khi lớp lưới thủy tinh đã gắn chặt vào lớp lót hồ mỏng thì tiến hành thi công lớp vữa hoàn thiện bên ngoài.
Thi công lớp vữa ngoài bằng bàn cào cho thật phẳng.
Sau khi thi công hai lớp vữa lót trong và lớp vữa hoàn thiện bên ngoài liên kết dính chặt vào nhau tạo thành một khối thống nhất, tối ưu cho bề mặt phẳng thi công giúp tường tránh được các vết nứt không cần thiết do co ngót vật liệu hay do va đập hay thời tiết.
Chờ đến khi lớp vữa khô hoàn toàn thì ta mới tiến hành thi công các hạng mục khác. Tránh tác động bề mặt tường khi lớp vữa còn ướt sẽ gây nứt, sủi bọt khí…
Hình 7. Thi công lưới thủy tinh chống thấm nhà vệ sinh
Chống thấm nhà vệ sinh bằng Composite
Composite (hay compozit) là một loại vật liệu xây dựng rất phổ biến, được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích chống thấm. Thành phần chính dùng để sản xuất ra loại vật liệu này là polime, sợi thủy tinh/amiang/silic,…và một số loại hợp chất kim loại khác.
- Chống thấm nước, chống ăn mòn hiệu quả.
- Chịu lực, chịu nhiệt tốt, ít bị biến dạng bởi tác động vật lý hay cơ học.
- Độ bền cao, tuổi thọ có thể kéo dài tới 20 năm.
- Ứng dụng chống thấm cho nhiều loại kết cấu công trình như sàn nhà, sân thượng, lòng hồ bơi, nhà vệ sinh, trần nhà,..
Quy trình chống thấm Composite
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và làm sạch bề mặt cần chống thấm
Làm sạch bề mặt giúp tăng khả năng kết dính cho lớp chống thấm Composite và giúp tăng hiệu năng chống thấm.
Sử dụng các phương pháp làm sạch thích hợp để loại bỏ hoàn toàn các vết bẩn và xử lý trám trét bề mặt các khu vực bị khuyết tật.
Đảm bảo độ bằng phẳng cho bề mặt trước khi áp dụng chống thấm.
Bước 2: Pha trộn hỗn hợp chống thấm với vật liệu
Nhằm nâng cao hiệu quả chống thấm dột, người ta thường kết hợp vật liệu Composite cùng với xi măng theo tỷ lệ 1:1 (1kg xi măng tương ứng với 1l Composite). Sau khi trộn hai loại vật liệu này với nhau, bạn sẽ thu được một hỗn hợp dạng lỏng giống như keo.
Khối lượng vật liệu sử dụng bao nhiêu phụ thuộc vào diện tích bề mặt thi công.
Bước 3: Thi công lớp chống thấm Composite
Sử dụng hỗn hợp đã chuẩn bị nêu trên, quét lần lượt 3 lớp chống thấm lên bề mặt. Thời gian quét mỗi lớp cách nhau ít nhất 8 giờ. Trước khi quét lớp tiếp theo, bạn cần kiểm tra bề mặt để chắc chắn rằng lớp chống thấm trước đó đã khô và kết dính chặt chẽ với bề mặt.
Sau khi hoàn thành lớp chống thấm cuối cùng, người thi công nên phủ thêm một lớp vữa hoặc xi măng để đảm bảo hiệu quả chống thấm tuyệt đối.
Hình 8. Thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng Composite
Sử dụng màng khò nóng
Màng khò chống thấm là tên gọi xuất phát từ cách thi công loại vật liệu này. Loại vật liệu này có cấu tạo bao gồm hỗn hợp có chứa nhiều bitum và hợp chất polymer APP được sử dụng để thi công chống thấm cho các công trình từ sàn nhà, sân thượng đến nhà vệ sinh,...
Hình 9. Sử dụng màng khò nóng
Dùng keo chống thấm sàn vệ sinh
Keo chống thấm là một loại keo đặc biệt được sử dụng để tạo ra lớp màng chống thấm, ngăn nước, và bảo vệ bề mặt khỏi thâm nhập của nước, hơi ẩm và chất lỏng khác. Các loại keo chống thấm phổ biến bao gồm keo polyurethane, keo silicone và keo latex chống thấm. Dưới đây là một số thông tin về các loại keo chống thấm phổ biến:
Keo polyurethane chống thấm: Đây là loại keo được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng để chống thấm. Keo polyurethane chống thấm có khả năng chịu được nước, chống nứt và chống ăn mòn. Nó thích hợp cho các ứng dụng chống thấm mái, vữa chống thấm, khe nối và các bề mặt khác.
Keo silicone chống thấm: Keo silicone chống thấm có khả năng chịu được nước, chống thấm và chống nứt. Nó được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng chống thấm trong nhà tắm, nhà bếp, và các bề mặt gốm sứ, nhựa và kính. Keo silicone chống thấm có khả năng chịu được ẩm và có độ đàn hồi tốt.
Keo latex chống thấm: Keo latex chống thấm thường được sử dụng trong các ứng dụng chống thấm trong nhà và ngoài trời. Nó được sử dụng để tạo ra lớp màng chống thấm trên bề mặt như bê tông, gạch, vữa và các vật liệu xây dựng khác. Keo latex chống thấm có khả năng chống thấm nước, chống thấm hơi nước và chịu được ẩm.
Hình 10. Chống thấm nhà vệ sinh bằng keo
Trên đây là Top 9 phương pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất hiện nay. Hãy cùng đọc và tham khảo cho công trình của mình phương pháp chống thấp hiệu quả nhất để bảo vệ tốt cho tuổi thọ nhà vệ sinh của bạn nhé.