Sơn Trang Trí là dòng sản phẩm chuyên dụng sử dụng trong các công trình xây dựng có yêu cầu thẩm mỹ cao, với màu sắc đa dạng cho bạn nhiều lựa chọn màu sắc cho căn nhà mơ ước của mình.
Sơn epoxy là một hợp chất phủ bề mặt gồm có hai thành phần riêng biệt: bao gồm nhựa epoxy và chất làm cứng polyamine (còn được gọi là chất xúc tác). Khi trộn lẫn, nhựa epoxy và chất làm cứng tham gia vào một phản ứng hóa học tạo ra liên kết chéo của các phần tử khi nó đóng rắn. Khi lớp phủ epoxy được đóng rắn hoàn toàn, sản phẩm thu được là một lớp phủ nhựa cứng, bền với nhiều đặc tính cơ học hoàn hảo.
Sơn epoxy được biết đến với các đặc tính cơ học vượt trội như độ cứng và độ bền, chống mài mòn, va đập và hóa chất. Những đặc tính này làm cho sơn epoxy trở thành một chất phủ bề mặt (coatings) bảo vệ lý tưởng cho nhiều loại vật liệu trong các môi trường công nghiệp khắt khe.
- Sơn epoxy được sử dụng để kéo dài tuổi thọ của sàn bê tông trong các cơ sở công nghiệp, nhà kho, nhà xưởng, trung tâm logistic và các vị trí có lưu lượng xe di chuyển từ nhẹ đến trung bình đến đông đúc.
- Ngoài ra, sơn epoxy còn có khả năng chống lại sự tấn công từ các loại hóa chất, chẳng hạn như các chất có trong dầu, chất tẩy rửa và chất tẩy trắng, làm cho lớp phủ epoxy trở thành vật liệu bảo vệ phổ biến.
✅Thương hiệu | KCC Paint (Hàn Quốc) |
✅Hotline | 0944.233.733 |
✅Chứng nhận | ISO-9001, ISO-14001 |
✅Nhà máy | KCN Long Thành, Đồng Nai |
Sơn lót Epoxy là sự kết hợp chuỗi nhựa amid với hạt nhựa Epoxy, dùng làm chất kết dính, mau khô với khả năng ngăn ngừa hoàn hảo các hóa chất và nước. Cung cấp khả năng bám dính đến hầu hết các bề mặt nền bao gồm bê tông, sắt, thép… bảo đảm chống thấm và chống gỉ sét giữa lớp nền và lớp sơn phủ tiếp theo.
Sơn Phủ Epoxy là lớp sơn hoàn thiện cuối cùng, khi khô tạo thành màng cứng với khả năng kháng nước, kháng hóa chất, chịu mài mòn và chịu va đập tốt.
Sơn Epoxy là loại sơn 2 thành phần.
Các phân tử trong sơn Epoxy lại không thể tự gắn kết với nhau. Nên để gắn kết các phân tử lại với nhau người ta phải trộn 2 phần A, B lại với nhau.
Thành phần A: chủ yếu là nhựa Epoxy, bột tạo màu, dung môi và một số chất phụ gia khác,…
Thành phần B: chứa chất đóng rắn, giúp liên kết các phân tử Epoxy lại với nhau.
Sau khi trộn lại các thành phần lại với nhau theo 1 tỉ lệ nhất định (nhà sản xuất đưa ra). Thì sẽ tạo nên màng sơn có độ cứng, dai chắc, sáng bóng cùng một số tính năng chuyên dụng như: chống tĩnh điện, chống rỉ sét, chịu axit,….
Trong đó:
Chất kết dính: là chất tạo nên sự kết dính giữa các loại bột và màu trong sơn, và tạo màng bám dính trên bề mặt. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và loại sơn mà người ta xác định chất kết dính.
Bột độn được pha vào để gia tăng các tính chất của sơn như: tăng độ cứng, bóng của màng sơn, kiểm soát độ láng, thời gian khô của sơn, và nhiều tính chất khác…Các loại bột độn (chất độn sơn) thường được dùng như: Kaolin, Titan Dioxide, Carbonate calcium…
Bột màu: nguyên liệu màu được sử dụng trong sơn thông thường sẽ ở dạng bột mịn. Bộ màu sẽ tạo nên màu sắc và đảm bảo độ che phủ cho sơn. Và nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến độ bóng và độ bền của màng sơn. Bột màu có hai loại là màu tự nhiên và màu tổng hợp
Phụ gia: là các chất hóa học với công thức riêng. Tùy thuộc theo từng dòng sơn cụ thể.
Dung môi: Là dung dịch hòa tan nhựa và pha loãng sơn. Các đặc tính của nhựa có trong sơn sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm sơn epoxy (sơn epoxy hệ lăn, hệ tự san phẳng, sơn epoxy kháng hóa chất axit, sơn epoxy cho sàn bê tông, sơn epoxy cho sắt thép, sơn cho hồ nước…) mỗi loại sơn đều có tính chất, đặc điểm khác nhau để lựa chọn đúng sản phẩm cần sử dụng bạn cần hiểu rõ nhu cầu, mục đích sử dụng của mình.
- Nên lựa chọn các hãng sơn uy tín để đảm bảo chất lượng.
(KCC Paint là hãng sơn đến từ Hàn Quốc, thành lập năm 1958. Với hơn 30 năm kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam).
- Có đội ngũ hổ trợ kỹ thuật 24/7.
- Bảo hành đổi trả sơn khi bị lỗi.
- Mua sơn từ những nơi uy tín để đảm bảo không phải hàng giả.
Nếu bạn vẫn chưa lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất 0944.233.733.
Sơn Epoxy hệ lăn ET5660: đây là loại sơn sàn gốc nhựa epoxy hai thành phần đóng rắn bằng polyamit, có độ bóng cao. Nó tạo thành màng cứng và dai với độ bám dính tuyệt vời và khả năng chống nước, kiềm, mài mòn và va đập.
Sơn Epoxy tự san phẳng EPOXY LINING: tạo một bề mặt rất đẹp, duy trì độ bền cao trong suốt thời gian dài nhờ những đặc tính tuyệt vời, sơn sàn EPOXY LINING có khả năng chống mài mòn cực tốt, chống trơn trượt, ngăn ngừa tĩnh điện và chống hóa chất.
Sơn Kháng Hóa Chất (ET5500): đây là loại sơn tự phẳng có khả năng chống hóa chất và axit có nồng độ cao như axit sunfuric, axit photphoric, axit nitrit, axit clohydric, NaOH ...Trong phạm vi nhất định, nó ngăn chặn sự biến màu của hóa chất tác động lên màng sơn.
Sơn Cho Hồ Nước Thải EH2351: đây là một lớp sơn phủ gốc epoxy hai thành phần, chống mài mòn với khả năng chống nước biển, dầu thô, dầu nhiên liệu và chịu mài mòn cao.
Sơn Cho Hồ Nước Sinh Hoạt EP1775/ET5775: đây là loại sơn hai thành phần, gốc nhựa epoxy, hiệu quả làm giảm sự ăn mòn của bê tông và chất ô nhiễm môi trường của bên trong bể chứa nước sinh hoạt. Ngoài ra, nó có thể được áp dụng trực tiếp trên bề mặt bê tông ẩm.
Sơn Sàn Thực Phẩm PU (POLYURETHANE CONCRETE): là loại sơn chất lượng cao nhựa Polyurethane 3 thành phần, không dung môi, tự trải phẳng. Được sử dụng cho sàn công nghiệp đáp ứng các yêu cầu chứng chỉ GMP, HYGIENIC, HACCP, để chế biến thực phẩm ướt, đồ uống, hải sản, thịt, bếp, kho lạnh, kho thực phẩm đông lạnh và đóng gói ướt.
Sơn chống tĩnh điện UNIPOXY ANTI-STATIC: đây là loại sơn sàn chống tĩnh điện, nó ngăn ngừa tai nạn có thể xảy ra ở nơi làm việc, nơi thường tiếp xúc với sự nhiễm điện, tĩnh điện và phóng điện.
Korethan Topcoat UT6581: đây là lớp phủ hoàn thiện để sử dụng trên kết cấu thép hoặc bê tông trong điều kiện ăn mòn hóa học hoặc thời tiết khắc nghiệt và môi trường công nghiệp.
Sơn Lót Sàn Epoxy EP118/EP1183: đây là sự kết hợp chuỗi nhựa amid với hạt nhựa Epoxy, dùng làm chất kết dính và mau khô với khả năng ngăn ngừa hoàn hảo các hóa chất và nước. Cung cấp khả năng bám dính tuyệt đối đến hầu hết các bề mặt nền bao gồm bê tông, thép …
Bước 1: Khảo sát, kiểm tra mặt nền, chuẩn bị vật tư, thiết bị.
- Để việc thi công diễn ra thuận lợi việc kiểm tra Mac bê tông, độ dày nền, xử lý độ ẩm, dọn dẹp trống mặt bằng là rất quan trọng.
Bước 2: Mài nền, xử lý các khuyết điểm, tạo độ nhám để sơn epoxy bám dính với nền tốt hơn.
Bước 3: Hút bụi, làm sạch bụi, dầu, mỡ có trên mặt nền để lớp sơn lót bám dính được tốt nhất.
Bước 4: Thi công lớp sơn lót EP118
- Đây là lớp sơn không thể thiếu trong hệ thống sơn epoxy đạt chất lượng. Dùng làm chất kết dính, có khả năng thấm sâu vào bê tông nhằm đảm bảo liên kết cực tốt giữa hệ thống sơn phủ và sàn bê tông.
Bước 5: Thi công lớp sơn phủ thứ nhất ET5660 (đối với sơn hệ lăn), Unipoxy Linning (đối với sơn tự san phẳng).
- Thi công lớp sơn phủ thứ nhất lên trên lớp sơn lót đã thi công sau khi chờ lớp sơn lót khô (khoảng 2h~4h tùy điều kiện thời tiết)
Bước 6: Kiểm tra lại bề mặt sơn, xử lý khuyết điểm
- Kiểm tra lại bề mặt sơn sau khi đã sơn lớp phủ thứ nhất, trám trét các đường nứt, vết nứt, vết lõm bằng trám trét Putty
Bước 7: Thi công lớp sơn phủ thứ 2 (hoàn thiện)
- Sau khi lớp sơn phủ thứ nhất khô (khoảng từ 12h->24h) tiến hành thi công lớp sơn hoàn thiện.
- Độ ẩm nhỏ hơn 6%.
- Mác bê tông phải lớn hơn 250.
- Pha sơn đúng tỉ lệ (mỗi loại sơn sẽ có tỉ lệ pha khác nhau).
- Trộn đều 2 thành phần sơn lại với nhau bằng máy trộn sơn chuyên dụng.
- Lựa chọn dung môi phù hợp (mỗi loại sơn sẽ sử dụng dung môi chuyên dụng khác nhau).
- Sử dụng sơn lót, bạn nên sử dụng sơn lót epoxy để bề mặt hoàn thiện chất lượng nhất.
- Thời gian thi công: sơn epoxy sẽ bị đóng rắn trong một khoảng thời gian nhất định sau khi pha, bạn cần phải pha lượng sơn phù hợp để thi công trong ngày.
- Bạn có thể liên hệ qua hotline KCCVietNam: 0944.233.733
- Để lại thông tin liên hệ trên website của chúng tôi: https://kccvietnam.com/lien-he
- Nhắn tin với chúng tôi qua ứng dụng “hỗ trợ trực tuyến”
Hiện nay sơn tĩnh điện đang được rất ưa chuộng trên thị trường do những ưu điểm mà nó mang lại. Công nghệ sơn tĩnh điện không những lợi về kinh tế mà nó còn giải quyết được vấn đề môi trường ở hiện tại và tương lai vì tính chất không có chất dung môi của nó.
Và nguyên liệu chính được sử dụng trong sơn tĩnh điện chính là bột sơn tĩnh điện, Nhưng trên thị trường có rất loại bột sơn tĩnh điện và mỗi loại sẽ có đặc tính riêng. Hãy cùng KCC Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm bột sơn tĩnh điện, lịch sử hình thành và các bột sơn trên thị trường
Bột sơn tĩnh điện là nguyên liệu chính được dùng trong công nghệ sơn tĩnh điện. Nó là một hợp chất hữu cơ, gồm bao gồm 3 thành phần chính là nhựa, bột màu và chất phụ gia. Hiện nay có 4 loại bột sơn tĩnh điện là bóng (Gloss), mờ (Matt), cát (Texture) và nhăn (Wrinkle) chúng có thể sử dụng cho hai điều kiện trong nhà và ngoài trời.
Bột sơn tĩnh điện ở dạng bột khô không chứa hàm lượng dung môi. Nên nó sẽ không tốn nhiều chi phí chế tạo và không bị cháy nổ hay gây ảnh hưởng đến môi trường. Nhưng để bảo quản bột sơn được an toàn và tốt nhất, thì bạn để bảo quản bột sơn ở nơi thoáng mát, khô ráo và nhiệt độ phải phù hợp với thời tiết và khí hậu (tốt nhất ở khoảng 33 độ), ngoài ra không nên xếp chúng chồng lên cao, chỉ nên để tối đa là 5 lớp.
Bởi vì là nguyên liệu chính trong công nghệ sơn tĩnh điện. Nên bột sơn sẽ được áp dụng nguyên lý lực tĩnh điện. Bằng cách tích điện tích trái dấu cho bột tĩnh điện và bề mặt sản phẩm để tạo nên hiệu ứng bám dính sau đó gia nhiệt để chúng dính chặt vào nhau. Để phủ kín bề mặt sản phẩm kim loại, giúp cho sản phẩm được mịn đều và bóng đẹp, chống chịu độ ăn mòn và va đập rất tốt.
- Khả năng chịu nhiệt cao và ít bị ảnh hưởng môi trường nóng và lạnh
- Có thể điều chỉnh được độ dày mỏng của sơn và độ bao phủ bề mặt cao.
- Về kinh tế: Có thể thu hồi và tái sử dụng đến 99% bởi bộ bám cao tỷ lệ thất thoát ít .
- Không sử dụng dung môi: không gây ô nhiễm môi trường và ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau như công nghiệp hàng không, công nghiệp hàng hải, công nghiệp xây dựng…
- Có thể sử dụng tự động hoá để tiết kiệm được chi phí nhân công
- Dễ lưu trữ không cần công nhân có tay nghề cao. Khi không đạt có thể yêu cầu làm lại dễ dàng
Sử dụng nguyên lý phủ sơn bằng một hợp chất hữu cơ ở dạng bột được gia nhiệt và phủ lên bề mặt kim loại. Đã được tiến sĩ Dr. Erwin Gemmer nghiên cứu và đưa vào sử dụng thử tại Châu Âu vào những năm đầu thập niên 1950. Nhưng đến khoảng năm 1964 thì quy trình sơn tĩnh điện (Electrostatic Powder Spray) mới thành công. Sau đó nó được thương mại hóa và được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
Nhưng qua nhiều năm cải tiến bởi các nhà khoa học và các nhà sản xuất. Thì đã giúp cho công nghệ Sơn Tĩnh Điện ngày càng hoàn chỉnh về chất lượng và cũng như mẫu mã được tốt hơn .
Tóm tắt về lịch sử hình thành của sơn tĩnh điện:
+ Từ 1966 – 1973: bốn loại hóa học khởi điểm là Epoxy, Hybrid, Polyurethane, và TGIC được giới thiệu trên thị trường. Một vài loại Melamin và Acrylic vẫn chưa thành công.
+ Đầu thập niên 1970: Được phát triển và ứng dụng rộng rãi tại Châu Âu.
+ Đầu thập niên 1980: Phát triển và ứng dụng rộng rãi tại Nhật và Bắc Mỹ.
+ Giữa thập niên 1980: Phát triển ứng dụng rộng rãi ở Viễn Đông ( Thềm lục địa Thái Bình Dương).
+ 1985 – 1993: nhiều loại bột sơn mới được giới thiệu trên thị trường. Có đủ loại Acrylic và các hỗn hợp của các loại bột sơn được tung ra.
Bột sơn tĩnh điện được phân loại thành nhiều dòng sản phẩm khác nhau để có thể sử dụng trong môi trường khác nhau. Các loại bột sơn tĩnh điện KCC trên thị trường gồm có Epoxy, Hybrid, Polyester, Polyurethane, Acrylic....
Sơn bột tĩnh điện Epoxy là loại sơn bột được sử dụng rộng rãi nhất. Chúng rất bền, có độ cứng tuyệt vời và được cho là có khả năng chống ăn mòn và hóa chất tốt nhất trong tất cả các loại bột tĩnh điện hiện có. Epoxy bám dính vào kim loại cực kỳ tốt, kết hợp với các quá trình xử lý khác nhau mang lại độ bám dính tuyệt vời.
Ưu điểm: Sơn bột tĩnh điện Epoxy có khả năng chịu lực và chống va đập cao, tăng độ bám dính trên mọi bề mặt vật liệu. Nhưng nó không thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời (tia UV).
Nhược điểm: Khả năng chống ăn mòn kém, và chịu thời tiết kém. Việc tiếp xúc với môi trường bên ngoài có thể khiến chúng bị phai màu và bị phấn hóa dưới ánh nắng mặt trời. Chúng chịu thời tiết kém và thường sẽ bắt đầu xuống cấp trên bề mặt sau vài tháng. Điều này làm cho sơn bột Epoxy phù hợp hơn với các ứng dụng trong nhà.
Sử dụng: Người ta thường sử dụng bột sơn này cho các sản phẩm trang trí trong nhà, nội thất xe và một số nơi không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ mặt trời như: sử dụng trong các thiết bị gia dụng, Các thiết bị công nghiệp....
Sản phẩm khuyên dùng: EX8700, EX8700/ZR(Sơn lót).
Thêm polyester vào epoxy tạo ra một loại sơn bột tĩnh điện hỗn hợp mềm hơn, ít có nguy cơ bị nứt hoặc vỡ. Thường được gọi đơn giản là lớp phủ “lai”, chúng hoạt động ngoài trời tốt hơn một chút so với bột tĩnh điện Epoxy, cho thấy ít bị phấn hóa và chống chịu thời tiết tốt hơn. Tính chất của chúng tương tự như polyeste nguyên chất về khả năng chống va đập và độ bền.
Ưu điểm: Sơn bột tĩnh điện Hybrid (Epoxy-Polyester) có chi phí giá thành thấp. Được sử dụng trên nhiều bề mặt vật liệu cần sơn, kháng dung môi tốt, chống ăn mòn cao...
Nhược điểm: Khả năng chống chịu thời tiết kém.
Sử dụng: Các ứng dụng của chúng bao gồm: sử dụng trong nội thất văn phòng, các thiết bị gia đình, bình chữa cháy và đồ chơi...
Sản phẩm đề xuất: EX4420, EX4518, EX8816/ZR, EX8816, PX8576 …
Loại sơn tĩnh điện polyeste mang lại giá trị tuyệt vời cho số tiền bỏ ra. Các dạng bột polyester được sử dụng phổ biến nhất là: TGIC (triglycidyl isocyanurate) và không TGIC. Cả hai đều cung cấp khả năng chống va đập lớn và tính linh hoạt, khả năng chống cơ học tốt và kháng hóa chất tốt.
Ưu điểm: Sơn bột tĩnh điện Polyester là loại bột sơn có độ bền cao. Nó có thể để trực tiếp ngoài trời với khả năng chống chịu thời tiết tốt và độ bền cao. Hiện nay loại sơn rất thông dụng và nó được sử dụng nhiều trong các hệ thống sơn tĩnh điện hiện nay.
Nhược điểm: Tính ổn định không cao bởi màng sơn mềm, dẻo.
Sử dụng: Máy điều hòa, hàng rào, mâm xe, cột đèn giao thông……
Trong các loại sơn bột tĩnh điện, thì bột tĩnh điện Polyurethane có khả năng chống chịu thời tiết ngoài trời được đánh giá là tốt nhất. Do đó hầu như tất cả những hệ thống sơn tĩnh điện to nhỏ trên khắp cả nước đều sử dụng loại bột sơn này. Và nó được sử dụng rất phổ biến trong ngành công nghiệp sơn.
Ưu điểm: Dể dàng thi công, mức độ che phủ cao và cực kỳ bền màu với thời gian...
Nhược điểm: Giá cao hơn các loại bột sơn khác.
Sử dụng: Các thiết bị nông - lâm nghiệp, các thiết bị ô tô…
Mô tả: Sơn bột tĩnh điện Acrylic được sử dụng chủ yếu để làm lớp sơn trong suốt. Bột sơn tĩnh điện acrylic tạo cho cảm giác lớp sơn trên bề mặt sản phẩm mịn, nhẵn bóng hơn so với các loại bột sơn khác. Ngoài ra, màu sơn tĩnh điện này còn có khả năng kháng hóa chất rất tốt.
Ưu điểm: Chịu được tia UV, độ cứng cao và chống trầy xước tương đối cao,
Nhược điểm: Mức độ chịu va đập kém, và độ dày màng sơn thô phải cao,
Ứng dụng: Ứng dụng trong sơn ô tô, mâm bánh xe…
Nếu muốn công trình có chất lượng tốt thì bạn cũng cần phải lựa chọn một địa chỉ cung cấp sơn tĩnh điện uy tín, chất lượng và có thương hiệu trên thị trường để chọn mặt gửi vàng.
Công Ty KCC Việt Nam, trực thuộc tập đoàn hóa chất KCC có trụ sở chính tại Hàn Quốc. Với 13 nhà máy tại Hàn Quốc và 12 nhà máy và nhiều chi nhánh khác trên khắp thế giới như Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.
Tất cả các sản phẩm của Công Ty KCC Việt Nam còn được sản xuất theo quy trình ISO-9001, ISO-14001. Và đã được kiểm nghiệm và đạt được hầu hết các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và chống ăn mòn. Chính vì vậy mà KCC được tin dùng cho nhà máy và nhà nghỉ CBCNV công ty Samsung -Bắc Ninh, nhà máy thép Posco VST-Nhơn Trạch, nhà máy thép Thống Nhất-Phú Mỹ, khách sạn Star City-TPHCM….và nhiều công trình khác. Đặc biệt là sơn epoxy cho sàn sân đáp trực thăng của tòa nhà Bitexco cao 68 tầng tại TPHCM.
Qua bài viết trên chúng tôi hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm và lịch sử hình thành của sơn tĩnh điện và chọn được cho mình những sản phẩm phù hợp cho công trình
Sơn chống rỉ chịu nhiệt độ cao của KCC Việt Nam là một trong những loại sơn được khách hàng quan tâm, sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường hiện nay. Vậy loại sơn này có đặc điểm như thế nào mà được ưa chuộng đến như vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Sơn chịu nhiệt là một trong những loại sơn chuyên dụng, có những đặc điểm và công dụng vượt trội so với các loại sơn thông thường khác. Đây là loại sơn có khả năng chịu nhiệt lớn, tùy thuộc vào từng loại khác nhau mà mức độ chịu nhiệt cũng khác nhau: 200, 300, 600 độ C… Với khả năng chịu nhiệt vượt trội, loại sơn KCC này phù hợp với hầu hết mọi công trình xây dựng từ dân dụng cho đến các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp khác nhau.
Sơn chịu nhiệt độ cao KCC 200, 300, 600 độ C - KCC Việt Nam
Sơn chịu nhiệt KCC là một loại sơn gốc silicon chịu nhiệt. Với kết cấu đặc biệt, sau khi đóng rắn tạo thành một lớp hoàn thiện rất tốt chịu được các điều kiện sốc nhiệt từ nhiệt độ môi trường từ 200°C (độ C) đến 600°C (độ C). Ngoài ra, sơn chịu nhiệt KCC còn cung cấp khả năng chống gỉ tuyệt vời cho công trình của bạn.
Hiện nay, sơn chịu nhiệt được sử dụng rộng khắp, bạn có thể tìm mua sản phẩm này ở bất kỳ đại lý phân phối sơn KCC trên toàn quốc. Tuy nhiên, do nhu cầu của khách hàng ngày càng lớn nên xuất hiện nhiều cơ sở cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, hàng nhái, hàng giả nhằm kiếm lời. Chính vì thế, là một khách hàng thông minh, bạn cần phải tìm hiểu kỹ trước khi mua sản phẩm để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Sơn chịu nhiệt được xem như một lớp áo bảo vệ cho các thiết bị điện, các thiết bị đốt hoặc lò đốt, lò sấy, các thiết bị nồi hơi, ống xả ô tô, xe máy… Nếu như không có lớp sơn chịu nhiệt này, các thiết bị trên sẽ không thể chịu được lượng nhiệt cao dưới thời gian dài, sẽ nhanh chóng bị han gỉ, bào mòn gây những ảnh hưởng tiêu cực cho việc vận hành động cơ hoặc thực hiện nung nấu khác nhau. Đặc biệt, đối với các dây kim loại, điện tử nếu như không có lớp sơn chịu nhiệt, khi va chạm liên tục vào nhau trong một thời gian ngắn sẽ gây nên cháy nổ thiết bị, vô cùng nguy hiểm.
Có thể nói sơn chịu nhiệt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các thiết bị trong môi trường nhiệt độ cao, các lò nung, lò hơi và tính mạng của con người. Nếu như không có loại sơn đặc biệt này, con người sẽ gặp nhiều vấn đề khó khăn, thậm chí không thể sáng chế ra những thiết bị sử dụng nhiệt năng khác nhau phục vụ cuộc sống của con người.
Không chỉ giúp bảo vệ khỏi lượng nhiệt lớn mà loại sơn này còn giúp bảo vệ các thiết bị, máy móc khỏi tình trạng han gỉ, bởi tác động của môi trường bên ngoài. Từ đó, tuổi thọ của các loại máy móc được kéo dài, đảm bảo hơn mang đến những lợi ích nhất định.
Một trong những công dụng của sơn chịu nhiệt là khả năng điều hòa nhiệt lượng trong những lò sấy, lò đun. Khi sử dụng lò sấy, sơn chịu nhiệt tác động một phần không nhỏ vào việc điều hòa khiến cho nhiệt lượng tỏa ra đều hơn, giữ được nhiệt lâu hơn, giúp thời gian sấy trở nên nhanh chóng, hiệu quả hơn so với bình thường.
Sơn chịu nhiệt được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hiện đại ngày nay, đặc biệt trong việc sản xuất máy móc, phương tiện đi lại và các vật dụng phục vụ cuộc sống con người.
Tại những công trường, nhà máy, xí nghiệp, sơn chịu nhiệt được sử dụng trong những ống xả khí thải hoặc chất thải nóng. Lớp sơn sẽ giúp cho ống xả không bị ảnh hưởng bởi lượng nhiệt sinh ra từ chất thải. Đồng thời, với đặc tính bền màu, không bong tróc và chịu được tác động mạnh của nước và dầu, loại sơn này còn giúp bảo vệ ống xả khỏi những tác động từ hóa chất trong chất thải, giữ được độ bền lâu nhất định.
Đối với những phương tiện giao thông như xe máy hoặc ô tô thì sơn chịu nhiệt được ứng dụng trong việc sản xuất ống xả. Đó là lý do tại sao ống xả ô tô và xe máy thường rất nóng, tuy nhiên bản thân ống xả lại không bị chịu bất kỳ ảnh hưởng nào từ nhiệt độ cao như vậy và có thể vận hành lên đến hàng chục năm.
Ngoài ra, bạn có thể bắt gặp loại sơn này trong việc sản xuất các động cơ, máy móc phát điện sản sinh ra lượng nhiệt lớn. Nó giúp cho các động cơ hoạt động bình thường, hạn chế phát nhiệt ra bên ngoài, làm ảnh hưởng đến quy trình hoạt động của máy móc.
Đối với các loại sơn chịu nhiệt, đặc biệt là sơn chịu nhiệt KCC đã ra mắt thị trường với nhiều loại sơn khác nhau, phục vụ mọi nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn cho mình những loại sơn phù hợp nhất, mang đến hiệu quả cao nhất.
Đây được xem là loại sơn chịu nhiệt có khả năng chịu nhiệt ít nhất so với các loại sơn khác. Với khả năng chịu nhiệt 200 độ C, loại sơn này phù hợp với việc sơn nhà cửa hoặc sản xuất các thiết bị điện tử, các máy móc có lượng nhiệt sản sinh ra thấp từ 200 độ C trở xuống.
Loại sơn này có đặc điểm nổi bật là không dễ bong tróc, bám lâu và bền màu, do đó có thể bảo vệ hệ thống máy móc khỏi nhiệt năng tỏa ra khi máy móc hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, lớp sơn có giúp nâng cao tính năng cơ lý nên được khách hàng yêu thích và sử dụng rộng rãi.
Đây cũng là một trong những loại sơn được khách hàng yêu thích bởi tính phổ thông và hữu dụng của nó. Giống như loại sơn chịu nhiệt 200 độ C, loại sơn này có thể sử dụng trong việc sơn sản phẩm dân dụng, các công trình, nhà máy, xí nghiệp hoặc phục vụ trong việc sản xuất động cơ máy móc. Tuy nhiên, mức độ chịu nhiệt của loại sơn này là 300 độ C nên giới hạn ứng dụng cũng được mở rộng đáng kể.
Việc sử dụng sơn chịu nhiệt 300 độ C cho sản phẩm của bạn sẽ hạn chế nhất định tình trạng quá nhiệt gây nên tình trạng hư hỏng, cháy nổ, nguy hiểm đến tính mạng của con người.
Với khả năng chịu nhiệt khá lớn lên đến 600 độ C, loại sơn này giúp bảo vệ công trình, các thiết bị máy móc hiệu quả. Đồng thời với khả năng làm giảm nhiệt độ nhanh chóng, giúp cho việc hoạt động máy móc dễ dàng, an toàn, đảm bảo độ bền lâu nhất định.
Bạn có thể sử dụng loại sơn này ứng dụng vào việc sản xuất nồi hơi, bếp lò, động cơ tàu hỏa… Đây được xem là một trong những loại sơn có ưu điểm vượt bậc về khả năng chống nhiệt. Khả năng chống nhiệt cùng khả năng chống rỉ tốt giúp cho con người có thể vận dụng linh hoạt vào việc sản xuất và chế tạo khác nhau. Loại sơn này đã đóng vai trò nhất định vào việc sáng chế và bảo vệ động cơ của các phát minh vĩ đại trên thế giới hiện nay.
Sơn chịu nhiệt KCC có đa dạng mẫu mã khác nhau với khả năng chống nhiệt khác nhau mang đến cho khách hàng nhiều nhất những sự lựa chọn. Tùy thuộc vào mục đích và mong muốn mà bạn có thể chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất với mình. Đặc biệt lưu ý không phải lúc nào chọn loại sơn có khả năng chống nhiệt cao nhất sẽ mang lại hiệu quả tối ưu nhất mà loại sơn phù hợp nhất mới là loại sơn tốt nhất.
Sơn chịu nhiệt được thiết kế với các màu cơ bản:
- Sơn chịu nhiệt màu đen
- Sơn chịu nhiệt màu xám
- Sơn chịu nhiệt màu bạc
Ngoài những màu cơ bản trên đây, sơn KCC còn cho ra mắt một số loại màu khác để phục vụ nhu cầu của khách hàng cũng như đạt được hiệu quả thẩm mỹ nhất định.
Việc thiết kế sơn chịu nhiệt với nhiều màu sắc đa dạng giúp cho việc lựa chọn của khách hàng trở nên dễ dàng, phù hợp với mục đích cũng như tạo được hiệu quả thẩm mỹ lớn. Mỗi linh kiện, máy móc khác nhau, được lắp ráp vào những thiết bị khác nhau cần có một sự nhất quán về hình dáng và màu sắc để tạo hiệu ứng tốt nhất. Đây được xem là một trong những điểm cộng cho KCC vì không chỉ chú ý đến chất lượng sản phẩm mà còn chú ý về hình thức, về yếu tố thẩm mỹ.
Ngoài chất lượng sản phẩm thì giá thành là một trong những yếu tố nhận được sự quan tâm lớn từ khách hàng. Hiện nay, giá sơn chịu nhiệt đang có chiều hướng tăng lên do nhu cầu đang ngày càng tăng của khách hàng. Tuy nhiên, nếu mua sản phẩm tại những đại lý của KCC Việt Nam, bạn sẽ được cung cấp sản phẩm chính hãng với giá rẻ nhất, cạnh tranh nhất. Theo đó, tùy vào từng loại sản phẩm khác nhau mà bảng báo giá sơn chịu nhiệt sẽ khác nhau, tuy nhiên chỉ từ vài trăm nghìn bạn đã có thể sở hữu cho mình một hộp sơn chống rỉ, chịu nhiệt chất lượng cao.
KCC Việt Nam là một trong những địa chỉ cung cấp sơn chịu nhiệt uy tín, chất lượng trên thị trường. Đến với chúng tôi, khách hàng sẽ nhận được:
- Sản phẩm có chất lượng đạt chuẩn, mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng.
- Mẫu mã sản phẩm đa dạng, phục vụ mọi nhu cầu, mong muốn của khách hàng, mang đến cơ hội lựa chọn phù hợp nhất cho bạn.
- Giá cả cạnh tranh so với thị trường, giá sản phẩm luôn được niêm yết, tuyệt đối không tăng giá đột ngột.
- Có nhiều chính sách hỗ trợ giá cả đối với khách hàng thân thiết hoặc khách hàng có nhu cầu về số lượng sản phẩm hơn.
- Đội ngũ nhân viên tư vấn đông đảo, nhiệt tình, luôn mong muốn được giúp đỡ khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
Với những công dụng vượt trội mà nó mang lại, sơn chịu nhiệt KCC đã trở thành giải pháp an toàn cho thiết bị và con người. Nếu như khách hàng có nhu cầu về sản phẩm hoặc muốn được tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi 0944.233.733 ngay hôm nay.