KCN Long Thành, Đường số 1, Xã Tam An, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai

Sơn Epoxy

Sơn Epoxy được sử dụng làm lớp phủ cho sàn nhà, bãi đậu xe, bệnh viện, dược phẩm, thực phẩm, nhà máy, nhà kho, công trình kết cấu thép và hồ nước.
Sơn Phủ Epoxy Gốc Nước Sunipoxy Coating

Sơn Phủ Epoxy Gốc Nước Sunipoxy Coating

Sơn phủ 2 thành phần gốc nước.
Độ bám dính tuyệt vời và khả năng chống nước, kiềm, mài mòn, va đập.
Sử dụng cho bề mặt bê tông cần tính chống bụi cao.
Sơn Lót Epoxy Gốc Nước Sunipoxy Primer

Sơn Lót Epoxy Gốc Nước Sunipoxy Primer

Sơn lót 2 thành phần gốc nhựa epoxy.
Khả năng bám dính, thẩm thấu, kháng nước, kháng hóa chất rất tốt.
Sử dụng trên bê tông, vữa xi măng hoặc các chất nền khác.
Sơn Phủ PU Đa Năng Sensethane

Sơn Phủ PU Đa Năng Sensethane

Sơn phủ đa năng gốc nhựa acrylic polyurethane.
Độ che phủ cao, khả năng giữ bóng và rất bền, độ bám dính tốt.
Sử dụng cho nội thất và ngoại thất.
Sơn Phủ Acrylic Gốc Dầu Newcryl Topcoat

Sơn Phủ Acrylic Gốc Dầu Newcryl Topcoat

Sơn phủ gốc dầu acrylic
Độ bóng, độ giữ màu tuyệt vời, đặc tính xây dựng và khả năng chống thấm nước, thời tiết.
Sử dụng cho tường bê tông, vữa và xi măng của văn phòng và nhà máy.
Dung Môi Pha Sơn Epoxy - Thinner 024

Dung Môi Pha Sơn Epoxy - Thinner 024

Dung môi dùng để pha sơn epoxy trong quá trình thi công được dễ dàng hơn.
Ngoài ra, còn có tác dụng  vệ sinh các dụng cụ thi công sơn epoxy như máy phun sơn, cào sơn...
Sơn Phủ Cho Hồ Nước Thải - KCC EH2351/EH2350

Sơn Phủ Cho Hồ Nước Thải - KCC EH2351/EH2350

Sơn phủ 2 thành phần gốc nhựa epoxy.
Khả năng chống mài mòn với nước biển, dầu thô, dầu nhờn và hóa chất.
Sử dụng cho bê tông, kết cấu thép trong môi trường ăn mòn nghiêm trọng.
Sơn Phủ Cho Hồ Nước Sinh Hoạt - KCC ET5775

Sơn Phủ Cho Hồ Nước Sinh Hoạt - KCC ET5775

Sơn phủ 2 thành phần gốc nhựa epoxy.
Tạo thành màng cứng, độ bóng cao với độ bám dính và khả năng chống thấm nước tuyệt vời.
Sử dụng cho bể chứa nước uống, phù hợp với quy định của FDA - phần 175,300.
Sơn Lót Cho Hồ Nước Sinh Hoạt EP1775

Sơn Lót Cho Hồ Nước Sinh Hoạt EP1775

Sơn lót 2 thành phần gốc nhựa epoxy.
Làm giảm sự ăn mòn bê tông và ô nhiễm của bể bê tông một cách hiệu quả.
Sử dụng làm chất chống thấm/sơn lót cho bể chứa nước sinh hoạt.
Sơn Lót Chống Rỉ/Sơn Phủ Bồn Dầu EH2350

Sơn Lót Chống Rỉ/Sơn Phủ Bồn Dầu EH2350

Sơn vừa lót vừa phủ 2 thành phần gốc nhựa epoxy.
Khả năng chống mài mòn tuyệt đối, bảo vệ kết cấu thép.
Sử dụng cho kết cấu thép của các dự án ngoài khơi, nhà máy, cầu và các công trình khác.
Sơn Lót Chống Rỉ Epoxy KCC EP170 (QD)

Sơn Lót Chống Rỉ Epoxy KCC EP170 (QD)

Sơn lót 2 thành phần gốc nhựa epoxy.
Chống ăn mòn, chống rỉ tuyệt vời.
Sử dụng trên bề mặt thép.
Sơn Lót Epoxy Cho Kim Loại Mạ Kẽm - KCC EP1760

Sơn Lót Epoxy Cho Kim Loại Mạ Kẽm - KCC EP1760

Sơn lót 2 thành phần gốc nhựa epoxy, hàm lượng Phosphat cao.
Lớp màng cứng, dai với đặc tính bám dính.
Chống mài mòn và chống va đập tuyệt vời.
Sử dụng cho bề mặt thép hoặc bề mặt kim loại màu như nhôm và thép không gỉ.
Sơn Phủ Epoxy KCC EH6270

Sơn Phủ Epoxy KCC EH6270

Sơn phủ trung gian 2 thành phần gốc nhựa epoxy.
Tạo thành một lớp màng cứng và dai với khả năng chống mài mòn rất tốt.
Sử dụng cho cho bề mặt thép, bê tông trong môi trường ăn mòn nghiêm trọng.

Tổng quan về sơn epoxy

Sơn epoxy là gì?

Sơn epoxy là một hợp chất phủ bề mặt gồm có hai thành phần riêng biệt: bao gồm nhựa epoxychất làm cứng polyamine (còn được gọi là chất xúc tác). Khi trộn lẫn, nhựa epoxy và chất làm cứng tham gia vào một phản ứng hóa học tạo ra liên kết chéo của các phần tử khi nó đóng rắn. Khi lớp phủ epoxy được đóng rắn hoàn toàn, sản phẩm thu được là một lớp phủ nhựa cứng, bền với nhiều đặc tính cơ học hoàn hảo.

Sơn epoxy được biết đến với các đặc tính cơ học vượt trội như độ cứng và độ bền, chống mài mòn, va đập và hóa chất. Những đặc tính này làm cho sơn epoxy trở thành một chất phủ bề mặt (coatings) bảo vệ lý tưởng cho nhiều loại vật liệu trong các môi trường công nghiệp khắt khe.

- Sơn epoxy được sử dụng để kéo dài tuổi thọ của sàn bê tông trong các cơ sở công nghiệp, nhà kho, nhà xưởng, trung tâm logistic và các vị trí có lưu lượng xe di chuyển từ nhẹ đến trung bình đến đông đúc.

- Ngoài ra, sơn epoxy còn có khả năng chống lại sự tấn công từ các loại hóa chất, chẳng hạn như các chất có trong dầu, chất tẩy rửa và chất tẩy trắng, làm cho lớp phủ epoxy trở thành vật liệu bảo vệ phổ biến.

✅Thương hiệu KCC Paint (Hàn Quốc)
✅Hotline 0944.233.733
✅Chứng nhận ISO-9001, ISO-14001
✅Nhà máy KCN Long Thành, Đồng Nai

Sơn lót epoxy là gì?

Sơn lót Epoxy là sự kết hợp chuỗi nhựa amid với hạt nhựa Epoxy, dùng làm chất kết dính, mau khô với khả năng ngăn ngừa hoàn hảo các hóa chất và nước. Cung cấp khả năng bám dính đến hầu hết các bề mặt nền bao gồm bê tông, sắt, thép… bảo đảm chống thấm và chống gỉ sét giữa lớp nền và lớp sơn phủ tiếp theo.

Sơn phủ epoxy là gì?

Sơn Phủ Epoxy là lớp sơn hoàn thiện cuối cùng, khi khô tạo thành màng cứng với khả năng kháng nước, kháng hóa chất, chịu mài mòn và chịu va đập tốt.

Các thành phần chính cấu tạo nên Sơn Epoxy

Sơn Epoxy là loại sơn 2 thành phần.

Các phân tử trong sơn Epoxy lại không thể tự gắn kết với nhau. Nên để gắn kết các phân tử lại với nhau người ta phải trộn 2 phần A, B lại với nhau.

Thành phần A: chủ yếu là nhựa Epoxy, bột tạo màu, dung môi và một số chất phụ gia khác,…

Thành phần B: chứa chất đóng rắn, giúp liên kết các phân tử Epoxy lại với nhau.

Sau khi trộn lại các thành phần lại với nhau theo 1 tỉ lệ nhất định (nhà sản xuất đưa ra). Thì sẽ tạo nên màng sơn có độ cứng, dai chắc, sáng bóng cùng một số tính năng chuyên dụng như: chống tĩnh điện, chống rỉ sét, chịu axit,….

Trong đó:

Chất kết dính: là chất tạo nên sự kết dính giữa các loại bột và màu trong sơn, và tạo màng bám dính trên bề mặt. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và loại sơn mà người ta xác định chất kết dính.

Bột độn được pha vào để gia tăng các tính chất của sơn như: tăng độ cứng, bóng của màng sơn, kiểm soát độ láng, thời gian khô của sơn, và nhiều tính chất khác…Các loại bột độn (chất độn sơn) thường được dùng như: Kaolin, Titan Dioxide, Carbonate calcium…

Bột màu: nguyên liệu màu được sử dụng trong sơn thông thường sẽ ở dạng bột mịn. Bộ màu sẽ tạo nên màu sắc và đảm bảo độ che phủ cho sơn. Và nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến độ bóng và độ bền của màng sơn. Bột màu có hai loại là màu tự nhiên và màu tổng hợp

Phụ gia: là các chất hóa học với công thức riêng. Tùy thuộc theo từng dòng sơn cụ thể.

Dung môi: Là dung dịch hòa tan nhựa và pha loãng sơn. Các đặc tính của nhựa có trong sơn sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng.

Mua Sơn Sàn Epoxy Cần Lưu Ý Điều Gì?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm sơn epoxy (sơn epoxy hệ lăn, hệ tự san phẳng, sơn epoxy kháng hóa chất axit, sơn epoxy cho sàn bê tông, sơn epoxy cho sắt thép, sơn cho hồ nước…) mỗi loại sơn đều có tính chất, đặc điểm khác nhau để lựa chọn đúng sản phẩm cần sử dụng bạn cần hiểu rõ nhu cầu, mục đích sử dụng của mình.

- Nên lựa chọn các hãng sơn uy tín để đảm bảo chất lượng.

(KCC Paint là hãng sơn đến từ Hàn Quốc, thành lập năm 1958. Với hơn 30 năm kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam).

- Có đội ngũ hổ trợ kỹ thuật 24/7.

- Bảo hành đổi trả sơn khi bị lỗi.

- Mua sơn từ những nơi uy tín để đảm bảo không phải hàng giả.

Nếu bạn vẫn chưa lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất 0944.233.733.

Một Số Sản Phẩm Sơn Sàn Epoxy KCC Thông Dụng Hiện Nay

Sơn Epoxy hệ lăn ET5660: đây là loại sơn sàn gốc nhựa epoxy hai thành phần đóng rắn bằng polyamit, có độ bóng cao. Nó tạo thành màng cứng và dai với độ bám dính tuyệt vời và khả năng chống nước, kiềm, mài mòn và va đập.

Sơn Epoxy tự san phẳng EPOXY LINING: tạo một bề mặt rất đẹp, duy trì độ bền cao trong suốt thời gian dài nhờ những đặc tính tuyệt vời, sơn sàn EPOXY LINING có khả năng chống mài mòn cực tốt, chống trơn trượt, ngăn ngừa tĩnh điện và chống hóa chất.

Sơn Kháng Hóa Chất (ET5500): đây là loại sơn tự phẳng có khả năng chống hóa chất và axit có nồng độ cao như axit sunfuric, axit photphoric, axit nitrit, axit clohydric, NaOH ...Trong phạm vi nhất định, nó ngăn chặn sự biến màu của hóa chất tác động lên màng sơn.

Sơn Cho Hồ Nước Thải EH2351: đây là một lớp sơn phủ gốc epoxy hai thành phần, chống mài mòn với khả năng chống nước biển, dầu thô, dầu nhiên liệu và chịu mài mòn cao.

Sơn Cho Hồ Nước Sinh Hoạt EP1775/ET5775: đây là loại sơn hai thành phần, gốc nhựa epoxy, hiệu quả làm giảm sự ăn mòn của bê tông và chất ô nhiễm môi trường của bên trong bể chứa nước sinh hoạt. Ngoài ra, nó có thể được áp dụng trực tiếp trên bề mặt bê tông ẩm.

Sơn Sàn Thực Phẩm PU (POLYURETHANE CONCRETE): là loại sơn chất lượng cao nhựa Polyurethane 3 thành phần, không dung môi, tự trải phẳng. Được sử dụng cho sàn công nghiệp đáp ứng các yêu cầu chứng chỉ GMP, HYGIENIC, HACCP, để chế biến thực phẩm ướt, đồ uống, hải sản, thịt, bếp, kho lạnh, kho thực phẩm đông lạnh và đóng gói ướt.

Sơn chống tĩnh điện UNIPOXY ANTI-STATIC: đây là loại sơn sàn chống tĩnh điện, nó ngăn ngừa tai nạn có thể xảy ra ở nơi làm việc, nơi thường tiếp xúc với sự nhiễm điện, tĩnh điện và phóng điện.

Korethan Topcoat UT6581: đây là lớp phủ hoàn thiện để sử dụng trên kết cấu thép hoặc bê tông trong điều kiện ăn mòn hóa học hoặc thời tiết khắc nghiệt và môi trường công nghiệp.

Sơn Lót Sàn Epoxy EP118/EP1183: đây là sự kết hợp chuỗi nhựa amid với hạt nhựa Epoxy, dùng làm chất kết dính và mau khô với khả năng ngăn ngừa hoàn hảo các hóa chất và nước. Cung cấp khả năng bám dính tuyệt đối đến hầu hết các bề mặt nền bao gồm bê tông, thép …

Quy trình thi công sơn epoxy cơ bản

Bước 1: Khảo sát, kiểm tra mặt nền, chuẩn bị vật tư, thiết bị.

- Để việc thi công diễn ra thuận lợi việc kiểm tra Mac bê tông, độ dày nền, xử lý độ ẩm, dọn dẹp trống mặt bằng là rất quan trọng.

Bước 2: Mài nền, xử lý các khuyết điểm, tạo độ nhám để sơn epoxy bám dính với nền tốt hơn.

Bước 3: Hút bụi, làm sạch bụi, dầu, mỡ có trên mặt nền để lớp sơn lót bám dính được tốt nhất.

Bước 4: Thi công lớp sơn lót EP118

- Đây là lớp sơn không thể thiếu trong hệ thống sơn epoxy đạt chất lượng. Dùng làm chất kết dính, có khả năng thấm sâu vào bê tông nhằm đảm bảo liên kết cực tốt giữa hệ thống sơn phủ và sàn bê tông.

Bước 5: Thi công lớp sơn phủ thứ nhất ET5660 (đối với sơn hệ lăn), Unipoxy Linning (đối với sơn tự san phẳng).

- Thi công lớp sơn phủ thứ nhất lên trên lớp sơn lót đã thi công sau khi chờ lớp sơn lót khô (khoảng 2h~4h tùy điều kiện thời tiết)

Bước 6: Kiểm tra lại bề mặt sơn, xử lý khuyết điểm

- Kiểm tra lại bề mặt sơn sau khi đã sơn lớp phủ thứ nhất, trám trét các đường nứt, vết nứt, vết lõm bằng trám trét Putty

Bước 7: Thi công lớp sơn phủ thứ 2 (hoàn thiện)

- Sau khi lớp sơn phủ thứ nhất khô (khoảng từ 12h->24h) tiến hành thi công lớp sơn hoàn thiện.

* Một số lưu ý khi thi công sơn epoxy

- Độ ẩm nhỏ hơn 6%.

- Mác bê tông phải lớn hơn 250.

- Pha sơn đúng tỉ lệ (mỗi loại sơn sẽ có tỉ lệ pha khác nhau).

- Trộn đều 2 thành phần sơn lại với nhau bằng máy trộn sơn chuyên dụng.

- Lựa chọn dung môi phù hợp (mỗi loại sơn sẽ sử dụng dung môi chuyên dụng khác nhau).

- Sử dụng sơn lót, bạn nên sử dụng sơn lót epoxy để bề mặt hoàn thiện chất lượng nhất.

- Thời gian thi công: sơn epoxy sẽ bị đóng rắn trong một khoảng thời gian nhất định sau khi pha, bạn cần phải pha lượng sơn phù hợp để thi công trong ngày.

Làm Thế Nào Để Nhận Được Báo Giá Sơn Epoxy KCC?

- Bạn có thể liên hệ qua hotline KCCVietNam: 0944.233.733

- Để lại thông tin liên hệ trên website của chúng tôi: https://kccvietnam.com/lien-he

- Nhắn tin với chúng tôi qua ứng dụng “hỗ trợ trực tuyến

Xem thêm
GỌI NGAY CHAT ZALO YÊU VẦU TƯ VẤN