Hiện nay dòng sơn epoxy đang rất ưa chuộng trên thị trường vật liệu xây dựng. Lớp sơn phủ epoxy giúp bảo vệ, gia cố bề mặt bê tông tăng tuổi thọ công trình. Chính vì vậy, sơn phủ epoxy được xem là lớp sơn thẩm mỹ và là lớp áo choàng tổng thể cho toàn bộ bề mặt. Tìm hiểu thêm về sơn phủ epoxy qua bài viết sau cùng KCC Paint nhé!
Hình 1. Sơn phủ Epoxy là gì?
Sơn phủ epoxy là gì?
Sơn phủ epoxy là loại sơn 2 thành phần, bao gồm 3 chất hóa học Epichlorohydrin, Bisphenol – A và Polymide. Loại sơn này được sử dụng trong môi trường có tính ăn mòn cao, tiếp xúc với các loại axit yếu, dầu mỡ, nước thải, chịu được va đập và nhiệt độ cao. Khả năng bám dính tốt trên bề mặt sắt thép. Sơn phủ epoxy chịu được thời tiết khắc nghiệt rất tốt, giữ cho lớp sơn bóng mịn, màu tươi sáng.
Đặc điểm nổi bật của sơn phủ epoxy
Sơn phủ epoxy là dòng sơn công nghiệp cao cấp, sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật hơn rất nhiều loại sơn phủ khác trên thị trường.
- Điểm nổi bật phải kể đến của sơn epoxy là tính đa dạng về màu sắc.
- Màng sơn có độ bám dính cao, dẻo dai và cứng làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
- Bề mặt sơn phủ epoxy rất bền màu, bóng mịn nên rất dễ vệ sinh, lau chùi.
- Sơn không kén bề mặt, dùng được cho cả bê tông, kim loại và kết cấu thép.
- Khả năng kháng hóa chất, axit, muối biển tốt, đặc biệt là kiềm.
- Chịu được tải trọng cao, chống ăn mòn và chống thấm nước vượt trội.
- Chịu lực và phản ứng cơ học cao giúp nâng cao tuổi thọ bề mặt.
- Hàm lượng chất rắn cao, hàm lượng bay hơi thấp, không ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.
- Có khả năng chịu nhiệt lên đến 120℃.
- Đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao.
Ứng dụng của sơn phủ epoxy
Dùng để sơn phủ lên các bề mặt sàn bê tông, tàu thuyền, nhà máy sản xuất, xây dựng,… với mục đích tạo sự bằng phẳng, tăng độ bóng và tính thẩm mỹ, tạo ma sát, tăng khả năng chịu lực, chịu nhiệt, chống bám bụi, dễ dàng vệ sinh.
- Sơn phủ bề mặt sàn bê tông: sân tennis, sàn kho xưởng, nhà máy, tầng hầm, siêu thị, showroom trưng bày, bệnh viện,…
- Sơn phủ tàu thuyền: tàu sắt và tàu gỗ.
- Sơn phủ trong xây dựng: sử dụng cho cơ khí, cầu đường và giao thông vận tải.
- Sơn phủ trong sản xuất: linh kiện điện tử, vi tính,…
Hình 2. Ứng dụng của sơn phủ epoxy
Quy trình thi công sơn phủ epoxy
Bước 1: Chuẩn bị và xử lý bề mặt
Chà nhám bề mặt bằng máy mài sàn công nghiệp giúp tạo độ nhám để liên kết lớp epoxy với bề mặt và lớp sơn phủ. Loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, dị vật bám trên bề mặt bằng máy hút bụi.
Sử dụng vữa trám trét các khu vực bề mặt lồi lõm, khuyết tật hay không bằng phẳng.
Đảm bảo độ ẩm bề mặt dưới 8%, bề mặt đã được bảo dưỡng đủ 28 ngày và điều kiện nhiệt độ bề mặt phải cao hơn điểm sương để tránh ngưng tụ.
Bước 2: Thi công lớp sơn lót
Trước khi tiến hành sơn phủ phải thực hiện lớp sơn lót, để tăng khả năng kết dính bề mặt và sơn phủ, cũng như giảm thiểu tình trạng hao hụt sơn phủ.
Trộn 2 thành phần sơn gốc và chất đóng rắn lại với nhau bằng máy khuấy sơn trong khoảng từ 2 – 3 phút và cho sơn nghỉ thêm 5 phút trước khi tiến hành sơn lót. Trải đều lớp sơn lót ra khắp bề mặt bằng cách sử dụng cọ, con lăn hoặc súng phun, tùy theo khu vực. Màng sơn dày 50µm. Đợi lớp sơn lót khô từ 4 – 8 tiếng rồi tiến hành lớp sơn phủ thứ nhất.
Bước 3: Thi công lớp sơn phủ thứ nhất
Sau khi màng sơn lớp lót khô thì tiến hành sơn lớp phủ thứ nhất.
Trộn 2 thành phần sơn gốc và chất đóng rắn theo tỷ lệ đã được quy định của nhà sản xuất, sử dụng máy trộn sơn công nghiệp để khuấy đều 2 thành phần của sơn riêng lẻ, sau đó đổ 2 thành phần lại với nhau và khuấy hỗn hợp trong 2 – 3 phút nữa rồi cho sơn nghỉ. Thi công bằng súng phun, con lăn hoặc cọ tùy vào khu vực thích hợp. Trải đều lớp sơn phủ tầm 90% với màng sơn có độ dày 50µm. Chờ lớp sơn phủ thứ nhất khô trong 12 – 24 tiếng (tùy vào nhiệt độ mà thời gian khô nhanh hay chậm).
Bước 4: Thi công lớp sơn phủ hoàn thiện
Thi công lớp sơn phủ hoàn thiện sau khi lớp sơn phủ thứ nhất khô và kiểm tra lại bề mặt để kịp thời khắc phục các khuyết tật trên bề mặt.
Trước khi thi công phải trộn 2 thành phần của sơn lại với nhau bằng máy khuấy theo tỷ lệ của nhà sản xuất. Sử dụng cọ, con lăn hoặc súng phun tùy theo khu vực và trải sơn đều lên khắp bề mặt đạt 100% với độ dày màng sơn 50µm. Bề mặt sau khi thi công từ 72 tiếng có thể bắt đầu nghiệm thu.
Bước 5: Tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình.
Sau khi lớp sơn phủ hoàn thiện khô hoàn toàn, người và vật nhẹ có thể di chuyển nhẹ trên bề mặt thì tiến hành nghiệm thu.
Bề mặt sàn phải bóng láng, mịn và không còn các khuyết tật thì mới được bàn giao công trình.
Hình 3. Quy trình thi công sơn phủ epoxy
Qua các thông tin trên KCC Paint hy vọng bạn đã hiểu rõ sơn phủ epoxy là gì? Một số đặc điểm và ứng dụng của loại sơn này. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp cho công trình của mình nhé.
Bạn cần mua sơn phủ để thi công trên lớp sơn lót đã có sẵn nhưng không biết nên mua loại sơn phủ nào, giá của chúng có cao không và độ bền màu ra sao. Đừng lo lắng hãy gọi ngay đến KCC Paint đội ngũ nhân viên của KCC Paint sẽ tư vấn, báo giá tốt nhất.