Sơn PU hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ các bề mặt gỗ cho đến các lĩnh vực xây dựng phổ biến khác. Nếu bạn đang tìm hiều về loại sơn PU này hãy để KCC Paint giúp bạn thông qua bài viết dưới đây nhé.
Hình 1. Sơn PU là gì?
Sơn PU là gì?
Sơn PU là một loại polymer xuất hiện hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Nó tồn tại dưới dạng cứng và dạng foam, thường được dùng làm vecni đánh bóng, làm mới đồ gỗ và còn được ứng dụng trong sơn sàn. Dạng foam thường gặp nhất là dùng làm mút cho các loại ghế như ôtô, sofa hay chống sốc bảo vệ các hàng hóa dễ vỡ trong quá trình vận chuyển.
Sơn PU gồm có 3 thành phần chính:
Sơn lót: giúp che phủ các khuyết điểm trên bề mặt để có được một màng sơn láng mịn.
Sơn màu: hầu hết các loại sơn PU đều có màu và tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng mà lựa chọn.
Sơn bóng: đây là lớp sơn tạo độ bóng cho bề mặt gỗ và cũng là lớp làm nên tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Một số tính chất của sơn PU
Chất kết dính: Polyisocyanate hoặc polyols biến tính có sẵn nhóm isocyante chưa bị kích hoạt (sơn 1 thành phần), polyols hoặc polyester polyols (sơn 2 thành phần).
Chất đóng rắn: MDI, polyisocyanate (sơn 2 thành phần).
Màu: màu che phủ (titan dioxit, bari sunfat, carbon black), màu độn (chỉ dùng cho sơn PU màu).
Hệ dung môi: là các dung môi có tác dụng hoàn tan, pha loãng chất kết dính và chất đóng rắn. Dung môi của sơn PU cũng yêu cầu không có các hoạt tính với ioscyanate (không chứa các nhóm hydroxyl hoặc động).
Quy trình thi công
Bước 1: Xử lý bề mặt
Tiến hành chà nhám bề mặt bằng giấy nhám P240 đến khi bề mặt nhẵn là đạt yêu cầu, tùy theo mẫu màu sơn yêu cầu mà tiến hành bã bột, sơn vân hay không. Nhưng hầu hết người dùng sơn PU đều tiến hành bước này để đỡ tốn công sức và nguyên liệu cho việc trám trét các khe hở sau sơn.
Bước 2: Tiến hành sơn lót lớp 1
Đây là lớp sơn không màu, có tác dụng lấp đầy các tim gỗ để không gây ra hiện tượng bọt khí khi trời nóng. Lớp sơn lót này sẽ giúp giảm chi phí, nguyên liệu và nhân công cho cả quá trình sơn của bạn nên hãy cân nhắc và đừng bỏ qua.
Bước 3: Chà nhám và phun lót lần 2
Chà nhám lần 2 với giấy nhám P320 và tiến hành sơn lót lần 2. Đảm bảo cho bề mặt nhẵn mịn, đây là bước rất quan trọng để sơn lên màu được đẹp nhất. Thời gian khô của lớp 2 từ 25 – 30 phút.
Bước 4: Sơn màu
Để màu sắc được lên đúng chuẩn cần tiến hành sơn 2 lớp. Lớp 1 phải đạt 90% mẫu màu yêu cầu và lớp 2 đạt 100% mẫu màu yêu cầu.
Bước 5: Sơn phủ bóng bề mặt
Sau khi lớp sơn đã khô ta cần tiến hành sơn bóng bề mặt. Có nhiều loại sơn bóng như mờ 10%, 20%, 50%, 70% và 100% việc làm này sẽ giúp làm căng bề mặt và giá trị đồ gỗ cũng sẽ được nâng lên.
Bước 6: Bảo quản
Trong quá trình thi công luôn đảm bảo khu vực thông thoáng, sạch và khô có bụi bẩn. Sau khi sơn cũng cần đợi khô từ 12 – 16 tiếng ở nơi thông thoáng không có bụi bẩn để đảm bảo bề mặt sạch đẹp cũng như dung môi được bay hơi hoàn toàn.
Hình 2. Chuẩn quy trình thi công sơn PU
Các loại sơn PU phổ biến trên thị trường hiện nay
Sơn PU Đại Bàng
Sơn PU Đại Bàng là sơn rất bền nước, bền thời tiết, bền tia tử ngoại. Sơn có độ bám dính tốt, thời gian khô tương đối nhanh, còn có độ bền màu, độ bóng rất cao, màu sắc đa dạng nên rất được ưa chuộng.
Sử dụng để trang trí và bảo vệ cho các loại ô tô, xe máy, máy móc, trạm phát sóng…, đồ gỗ cao cấp có yêu cầu cao về mỹ thuật và chất lượng.
Hình 3 Sơn PU Đại Bàng
Sơn PU 1K
Sơn PU 1K là sơn một thành phần được sản xuất từ alkyd cao cấp và nhựa PU 1 thành phần có tính năng bám dính tốt, bền uốn tốt, độ cứng cao, hàm lượng rắn cao, không phai màu chịu thời tiết, chống ố vàng sơn một thành phần và đa dạng về màu sắc.
Sơn PU phù hợp dùng cho gỗ nội và ngoại thất, gốm, kim loại, mây tre lá…
Hình 4 Sơn PU 1K
Sơn PU 2K
Sơn PU 2K là loại sơn hai thành phần có đặc điểm là nhanh khô, có độ bóng đẹp và độ cứng cao, bám dính tốt, giữ được độ trong và chống trầy xước cho các vật dụng được sơn.
Sơn PU dùng nhiều trên các dòng sản phẩm như tủ áo, tủ bếp, cửa gỗ, cầu thang, kệ tivi … bằng chất liệu gỗ công nghiệp hoặc các sản phẩm được đóng bằng gỗ tự nhiên.
Hình 4. Sơn PU 2K
Trên đây là những giải đáp về sơn PU là gì, những tính chất và quy trình thi công sơn PU mà công ty KCC Paint khai thác cho khách hàng. Sơn PU phổ biến trên thị trường và không quá khó để quý khách hàng có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp về chất lượng và giá tiền của mình.
Bạn đang cần mua sơn PU để sơn các vật dụng trong nhà nhưng không biết loại sơn nào tốt. Đừng lo lắng hãy gọi ngay đến KCC Paint đội ngũ nhân viên của KCC Paint sẽ tư vấn, báo giá tốt nhất.