Bạn có biết sơn chống cháy và sơn chịu nhiệt khác nhau như thế nào không? Và hiện nay vẫn còn nhiều người dùng nhầm lẫn về cách sử dụng của hai loại sơn này.
Chính vì thế, KCC Paint bằng kinh nghiệm đã đúc kết trong lĩnh vực sản xuất sơn chống cháy, chịu nhiệt đã mang đến bài viết dưới đây cho bạn.
Khái niệm về sơn chống cháy và sơn chịu nhiệt
Sơn chống cháy
Đúng như tên gọi sơn chống cháy mang tới khả năng ngăn chạy ngọn lửa cháy lan ra nhờ vào cơ chế tự trương phồng từ 40 đến 70 lần mang đến một màng ngăn cách giúp bảo vệ kết cấu sắt thép bên trong không bị tác động của lửa gây nên biến dạng và đổ sập trong một khoản thời gian nhất định.
Thường được sử dụng chủ yếu cho kết cấu sắt thép, kim loại, vách ngăn lửa, tường ngăn lửa, sàn nhà, tấm mái của các công trình đòi hỏi yêu cầu về khả năng chống cháy nổ.
Hình 2. Sơn chống cháy là gì?
Sơn chịu nhiệt
Sơn chịu nhiệt chỉ có khả năng chịu được nhiệt độ cao mà không gây ảnh hưởng tới chất lượng lớp sơn, khô bong tróc, không nứt vỡ do nhiệt lượng cao.
Ngoài ra, chúng còn giúp ngăn rỉ sét cho kim loại và thường được sử dụng cho các bề mặt có nhiệt độ cao như lò hơi, ống dẫn khí, ống khói,...
Hình 3. Sơn chịu nhiệt như thế nào?
Thi công sơn chống cháy và sơn chịu nhiệt
Thi công sơn chống cháy
Đối với sơn chống cháy thì căn cứ theo số phút chống cháy như: 30 phút, 45 phút, 60 phút, 90 phút hay 120 đến 180 phút mà sẽ có độ dày sơn tương ứng.
Bước 1: Xử lý bề mặt
Làm sạch bề mặt sắt thép, kim loại cần sơn chống cháy thật sạch, đảm bảo loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn bề mặt.
Bước 2: Thi công lớp sơn chống rỉ
Thi công với độ dày từ 50 - 80μm. Lớp sơn này giúp bảo vệ bề mặt vật liệu tránh được tình trạng ăn mòn, rỉ sét trong thời gian dài sử dụng.
Bước 3: Thi công lớp sơn chống cháy
Tùy vào thời gian chống cháy yêu cầu mà các đơn vị sẽ đưa ra các dự toán độ dày chính xác cho bề mặt kết cấu thép của công trình.
Bước 4: Thi công lớp sơn phủ
Đây là lớp sơn phủ màu tạo tính thẩm mỹ cho kết cấu chống cháy, ngoài ra chúng còn giúp bảo vệ lớp sơn chống cháy bên trong được hoạt động tốt hơn.
Để có thể đạt được số phút chống cháy như mong đợi thì các đơn vị sản xuất và thi công sơn chống cháy hiện nay đã phải mất rất nhiều thời gian trong quá trình đốt mẫu thử nghiệm và ra giấy kiểm định cho các công trình.
Hình 4. Thi công sơn chống cháy
Thi công sơn chịu nhiệt
Tùy thuộc vào nhiệt độ bề mặt cần thi công mà bạn có thể lựa chọn 2 dòng sơn chịu nhiệt dưới đây:
Sơn chịu nhiệt dưới 200℃: dùng trên thép và đồ gỗ bên trong và bên ngoài trong môi trường công nghiệp và hàng hải có độ ăn mòn từ nhẹ đến trung bình, nơi cần phản xạ ánh sáng và/hoặc cho bề mặt nóng vừa phải.
Sơn chịu nhiệt từ 200℃ - 600℃: dùng để sử dụng trên bếp, động cơ, lò hơi công nghiệp, lò sưởi, động cơ tàu, bộ giảm âm, quạt thông gió, hơi nước, đường dây và các dụng cụ nhiệt tương tự hoạt động trong tầm nhiệt độ này.
Bước 1: Vệ sinh bề mặt
Loại bỏ hết các tạp chất, bụi bẩn, dầu mỡ và các vết rỉ sét (đối với bề mặt đã cũ). Nếu như trên bề mặt vẫn còn lớp sơn cũ thì hãy làm sạch bằng cách sủi lớp sơn đó lên.
Loại bỏ, làm sạch và vệ sinh bằng phương pháp phù hợp cho các bề mặt mới.
Bước 2: Thi công lớp sơn lót
Thi công 1-2 lớp sơn lót chuyên dụng riêng biệt của loại sơn chịu nhiệt đó, nhằm tăng cường độ bám dính cho lớp sơn phủ.
Bước 3: Thi công lớp phủ chịu nhiệt
Sơn chịu nhiệt là loại sơn một thành phần cho nên khi thi công bạn chỉ cần pha loãng chúng với loại và tỷ lệ thinner thích hợp là được.
Sử dụng súng phun, con lăn hoặc cọ để thi công sơn, thi công 2 lớp sơn phủ chịu nhiệt lên bề mặt cần chịu nhiệt, mỗi lớp cách nhau 4 - 6 tiếng.
Màu sắc thông dụng của sơn chịu nhiệt thường được sử dụng là màu xám, bạc, đen.
Hình 5. Thi công sơn chịu nhiệt hiệu quả
Bài viết trên đây hy vọng đã mang đến cho bạn cái nhìn đúng hơn về sự khác nhau giữa sơn chống cháy và sơn chịu nhiệt để có thể mua cho mình đúng sản phẩm cần sử dụng nhé.
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hay muốn tư vấn trong việc chọn sơn đừng ngần ngại hãy gọi đến ngay cho KCC Paint tư vấn và phản hồi 24/7.